Friday, 30 December 2011

Cây cảnh 10 tỷ - 100 tuổi

Không thuộc dạng “đỉnh nhất” nhưng nhắc đến tốp những cây cảnh đẹp và đắt nhất Việt Nam, không một tay chơi cây cảnh nào ở Hà Nội dám bỏ qua cây sanh trên 100 năm tuổi của ông Nguyễn Gia Hiền, (Triều Khúc, Hà Nội).
Đã có người trả đến 10 tỷ đồng nhưng ông không bán. Cây sanh đã trải qua 4 đời người được gia chủ chăm sóc như một con người, nhà có tang cây cũng được quệt vôi chịu tang. Vì vậy khi chuyển bán cho ai không hẳn chỉ là tiền nong mà phải có “duyên” mới “gả bán”.


Ông Nguyễn Gia Hiền bên cây sanh có tuổi thọ 4 đời của mình.

Trong Festival cây cảnh nghệ thuật tổ chức ở TP Hồ Chí Minh năm 2006, đây là cây cảnh duy nhất đạt giải Vàng. Và cũng trong Festival này, một đại gia khét tiếng ở Sài Thành dám bỏ ra 400.000 USD (gần 6 tỷ Việt Nam đồng) để mua cây sanh này cùng với cây đa búp đỏ đạt giải Đồng của ông Vũ Văn Châu (cũng ở Triều Khúc, Hà Nội) nhưng cả hai ông đều không bán. Những “kỷ lục” hiếm thấy này đã khiến tôi phải tò mò tìm về tận nơi để được “tận mục sở thị”.

Cây có tuổi thọ 4 đời người

Trước khi quyết định đi đến nhà ông Nguyễn Gia Hiền để tìm hiểu về cây sanh có nhiều “kỷ lục” này, tôi được một số bậc đàn anh ghé tai mách nhỏ: “Chú nên đến gặp ông Nguyễn Huy Hiền – Chủ tịch câu lạc bộ cây cảnh làng Triều Khúc và nhờ ông ấy dẫn đi. Ông Nguyễn Gia Hiền không phải là người khó tính nhưng lại là người rất thận trọng, từng từ chối rất nhiều phóng viên của một số tờ báo đến tìm hiểu viết bài...”. Theo đúng lời dặn tôi tìm về nhà ông Huy Hiền và thật may được ông giúp đỡ rất nhiệt tình.

Sau tiếng gọi cửa, đón chúng tôi là một người đàn ông mắt đeo kính, trạc tầm 50 tuổi, dáng người mực thước, mặc áo ba lỗ trắng, quần đùi, trên tay đang cầm ô doa tưới cây ra đón. Ông Huy Hiền giới thiệu với tôi đây chính là ông Gia Hiền – chủ nhân của cây sanh quý mà tôi đang muốn gặp. Sau màn chào hỏi làm quen, khi liếc qua hàng chục chậu cây cảnh đang được xếp ngay ngắn trước sân nhà, tôi đã không khỏi bị “mê hoặc”. Thú thực, dù là một kẻ ngoại đạo hết sức “khù khờ” về cây cảnh nhưng khi nhìn những chậu cây cảnh ở đây tôi đã không thể rời nổi mắt khỏi chúng. Thấy vậy, ông Huy Hiền gợi ý đứng luôn ở ngoài sân để nói chuyện cho tiện bề quan sát.

Dẫn tôi lại ngay một cây sanh được đặt trang trọng ngay chính giữa trung tâm của sân nhà, trong một chiếc bể rộng, chứa đầy nước, ông Gia Hiền giới thiệu: “Đây chính là cây cảnh mà cậu đang muốn được tận mục sở thị. Nó là bảo vật gia truyền 4 đời của dòng họ Nguyễn chúng tôi và cũng là cây chủ của khu vườn có hơn 50 chậu cây cảnh này...”.


Cây được trồng trên một tảng đá cổ, rễ quặp sâu vào tảng đá. Toàn bộ cây được đặt trong một bể chứa bằng xi măng hình chữ nhật có chứa nước sạch.

Ông Gia Hiền kể, Triều Khúc là một làng có truyền thống chơi cây cảnh lâu đời. Nhà nào cũng chơi và chơi từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tuy nhiên, riêng với người Triều Khúc, dù trong nhà có hàng trăm, hàng nghìn chậu cảnh thì bao giờ cũng phải có một cây làm cây chủ. Cây chủ thể hiện phong cách của người chơi, thể hiện gia phong, nề nếp theo triết lý Nho giáo của gia đình.

Cây chủ thường phải được đặt ở vị trí trung tâm và trang trọng nhất của khu vườn. Đó cũng là lý do ông chọn cây sanh quý này làm cây chủ của vườn cảnh nhà ông.

Về nguồn gốc của cây sanh quý hiếm này, ông Gia Hiền cho biết: “Lúc sinh thời ông cụ thân sinh ra tôi có kể lại rằng đây là cây sanh do một người bạn thân tặng cho ông nội tôi. Ông nội tôi mất đi để lại cho bố tôi. Đến năm bố tôi 80 tuổi, tức là cách nay 20 năm, vì đã quá già yếu nên tôi xin phép cụ được chăm sóc cây và lúc đó tôi mới được chính thức sở hữu cây sanh này. Ông cụ tôi nếu còn thì nay vừa tròn 100 tuổi mà cây này lại có từ đời ông nội tôi, vậy tính sơ sơ tuổi đời của cây cũng 100 tuổi có lẻ, còn tính theo đời thì đến đời con trai tôi hiện nay là cây đã qua 4 đời chính chủ...”.

Chăm cây như nuôi con

Mời chúng tôi lên ngồi trước thềm nhà nơi có chiếc chiếu hoa đã trải sẵn và ấm trà vừa mới pha, ông Gia Hiền kể tiếp câu chuyện về cây sanh quý.

“Lúc được ông cụ giao cho quyền sở hữu cây sanh quý này tôi mới 30 tuổi. Tôi phải nói ngon nói ngọt với cụ bao nhiêu lần để xin cụ cải tạo lại thế cũ của cây, cụ mới chịu đồng ý, bởi đó là thế cổ mà ông nội và bố tôi phải mất bao nhiêu thời gian, công sức mới tạo được. Khi thấy tôi cắt trụi hết cành, lá của cây thì người trong nhà ai cũng kêu, bảo tôi là phá hoại cây gia bảo. Phải mất 15 năm sau tôi mới được minh oan khi cây đoạt giải Vàng toàn quốc trong Festival sinh vật cảnh 2006 tại TPHồ Chí Minh...”.


Cây sanh này có thế Phu thê (thế chồng vợ) – thế cây này thể hiện cho một gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

Theo nhận định của giới chơi cây cảnh nghệ thuật Hà Nội thì cây sanh của ông Gia Hiền có thế Phu thê (thế chồng vợ) – thế cây này thể hiện cho một gia đình hòa thuận, hạnh phúc, đây là một thế cây rất khó tạo dáng. Cây có tới hai thân, hai ngọn nhưng phân chia rõ ràng thân lớn, thân bé, tán trên tán dưới thể hiện cho một cặp vợ chồng. Thân lớn tượng trưng cho người chồng, là trụ cột chính trong gia đình nên nó phải mang dáng dấp mạnh mẽ, to lớn. Còn thân bé tượng trưng cho vợ, là nữ nên uốn lượn mềm mại và thấp hơn tán chồng. Xung quanh hai thân này mọc ra 9 cành tương ứng với 9 tán nhỏ khác nhau nhưng không có tán nào đè chồng lên nhau. 9 tán nhỏ theo quan niệm của người chơi là biểu trưng của 9 người con. Cây được trồng trên một tảng đá cổ, rễ quặp sâu vào tảng đá. Toàn bộ cây được đặt trong một bể chứa bằng xi măng hình chữ nhật có chứa nước sạch. Nước ở đây được thay thường xuyên, vì như thế cây mới giữ được thế, không phát triển quá nhanh.

Theo ông Gia Hiền, khó nhất trong việc tạo nên thế mới của cây sanh quý là tạo dáng mới nhưng vẫn giữ được nguyên vẹn cốt của cây. Tuyệt đối cấm kỵ không được để lộ những nhát cắt do con người tác động. Dáng dấp đấy là do con người tạo nên nhưng nhìn vào người ta vẫn nghĩ là nó phát triển tự nhiên, đó là một điều khó trong chơi cây cảnh nghệ thuật mà không phải ai cũng làm được. Cây quý ở chỗ là nó mang dáng dấp cổ kính và có biểu hiện của năm tháng cũng như thể hiện được cốt cách của con người.

“Tại sao năm 2006, người ta mua cây này với giá gần 3 tỷ đồng mà ông không bán?” – tôi hỏi. Ông Gia Hiền nhấp một ngụm trà rồi ôn tồn giải thích: “Không phải là chúng tôi chê tiền đâu. Thời điểm đó, 3 tỷ đồng là một số tiền không nhỏ. Nhưng các anh có chơi cây cảnh mới biết. Chúng tôi xem cây như bạn, ngày đêm quấn quýt bên cây và lấy cây làm lẽ sống. Nhà có tang thì cây cũng chịu tang. Tôi không biết ở những nơi khác thế nào, còn ở Triều Khúc, nhà có tang thường phải dùng vôi quệt vào mỗi thân cây như để cây cùng chịu tang cùng chủ nếu không cây sẽ chết. Bất kỳ cây nào quên quệt vôi là y như rằng hôm sau cây sẽ chết. Bởi thế chúng tôi không muốn vì tiền mà bất chấp mọi thứ để giao cho một người không biết gì về cây cảnh, như thế có tội lắm...”. Tuy nhiên khi chúng tôi hỏi về mức giá được trả gần đây thì ông Hiền không nói.

Chỉ đến khi tìm hiểu từ một “tay chơi” cây cảnh khá có tiếng ở Hà Nội, là bạn thân của ông Gia Hiền thì mới biết, từ năm 2006 trở lại nay, sau khi nghe tiếng đã có rất nhiều đại gia đến chiêm ngưỡng và trả giá lên tới 6 tỷ, 8 tỷ, thậm chí mới đây có người trả lên đến gần 10 tỷ đồng nhưng ông Hiền vẫn không chịu bán. Lý do duy nhất được ông Hiền chia sẻ với bạn: vì đây là vật gia bảo nên không thể tùy tiện trao gả, gặp duyên dù giá rẻ hơn ông vẫn vui lòng nhượng lại.

Sunday, 25 December 2011

Thế long bàn hổ phục

Thế này cũng có thể uốn với một cây kiểng to có hai thân hoặc với hai cây trồng chung một chậu.Thế long bàn hổ phục có nghiã là rồng nằm uốn khúc và hổ cũng nằm sát đất chịu khuất phục để chầu chủ nhân.Thế này rất khó uốn, phải có bộ rễ thành hình chân thú nằm xòe ra phía trước, tả thanh long, hửu bách hổ, hai chân hổ chồm ra, hai chân rồng ngấu xuống: cây thanh long, gốc nằm trên mặt chậu, đầu ngẩng lên , thân uốn cong làm mình rồng, cành tả hữu uốn theo lối chiết chi làm mây, hai cành trước sau làm chân xòe móng ra, ngọn hồi đầu làm đuôi, uốn dáng mềm dẻo, uỷên chuyển.Cây bên phải, gốc thân bò trường lên chậu, đầu cúi mọp xuống, các chi tỉa nhỏ ôm lấy thân để trang trí, ngọn vươn lên làm đuôi, tỉa theo tàn chổi nhỏ, Thế long bàn hổ phục có hình dáng nằm chầu khuất phục hiền hòa, nhưng khong kém phần uy nghi, biểu tượng cho quyền lực, rất hay rất đẹp
Thế long bàn hổ phục

cây Tùng La Hán

Thuộc họ La Hán Tùng. Cây thân gỗ xung quanh năm. Lá cây hình kim, lớn nhỏ dài ngắn khác nhau. Lá mọc cách dạng ốc xoắn, bề mặt màu xanh đậm, mặt lưng nhạt hơn. Cây có thể cao hơn 10m. Dáng cây đẹp, cổ xưa phong nhã. Lá cây lượn vòng, xanh tươi mạnh mẽ. La Hán Tùng là giống cây cảnh trồng ngòai vườn nổi tiếng của Trung Quốc. La hán Tùng là cây đơn tính. Đầu mùa hè, cây đực nở hoa hình cọc có sợi màu trắng đục. Hoa của cây cái có đài hoa to, bên dưới có bốn cái vẩy dạng tuyến. Tháng 5 ra hoa, đến tháng 10 quả chín. Quả chia làm hai phần, phần trên là hạt giống, hình cầu tròn màu xanh. Phần dưới có màu tím nhạt. Khi chín quả mỏng có dạng hình trụ, biến thành màu đen. Ăn có vị chua thơm ngọt, hình dáng giống như pho tượng La Hán, nên có tên là La Hán Tùng. La Hán Tùng sống tại lưu vực sông Trường Giang và các vùng ở phía Nam. Cây chịu râm, sợ lạnh, thích lọai đất cát ấm áp, ẩm ướt nhưng thóat nước tốt, sức chống ô nhiễm mạnh. Sự khác biệt to nhỏ của lá La Hán Tùng rất lớn. Lá của cây thu thập được từ trên núi lớn lá gần gấp đôi lá trúc đào. Một số biến chủng của cây La Hán Tùng nuôi dưỡng theo kỹ thuật làm vườn, có lá nhỏ nhất, nhỏ hơn lưỡi chim nên được gọi là La Hán lá gạo. La hán Tùng lá nhỏ thích hợp trồng thành chậu cảnh cỡ lớn, cỡ vừa. Lá nhỏ là cây qúy, do vậy giá của cây La Hán Tùng lá gạo mắc hơn. Thuộc họ La Hán Tùng. Cây thân gỗ xung quanh năm. Lá cây hình kim, lớn nhỏ dài ngắn khác nhau. Lá mọc cách dạng ốc xoắn, bề mặt màu xanh đậm, mặt lưng nhạt hơn. Cây có thể cao hơn 10m. Dáng cây đẹp, cổ xưa phong nhã. Lá cây lượn vòng, xanh tươi mạnh mẽ. La Hán Tùng là giống cây cảnh trồng ngòai vườn nổi tiếng của Trung Quốc. La hán Tùng là cây đơn tính. Đầu mùa hè, cây đực nở hoa hình cọc có sợi màu trắng đục. Hoa của cây cái có đài hoa to, bên dưới có bốn cái vẩy dạng tuyến. Tháng 5 ra hoa, đến tháng 10 quả chín. Quả chia làm hai phần, phần trên là hạt giống, hình cầu tròn màu xanh. Phần dưới có màu tím nhạt. Khi chín quả mỏng có dạng hình trụ, biến thành màu đen. Ăn có vị chua thơm ngọt, hình dáng giống như pho tượng La Hán, nên có tên là La Hán Tùng. La Hán Tùng sống tại lưu vực sông Trường Giang và các vùng ở phía Nam. Cây chịu râm, sợ lạnh, thích lọai đất cát ấm áp, ẩm ướt nhưng thóat nước tốt, sức chống ô nhiễm mạnh. Sự khác biệt to nhỏ của lá La Hán Tùng rất lớn. Lá của cây thu thập được từ trên núi lớn lá gần gấp đôi lá trúc đào. Một số biến chủng của cây La Hán Tùng nuôi dưỡng theo kỹ thuật làm vườn, có lá nhỏ nhất, nhỏ hơn lưỡi chim nên được gọi là La Hán lá gạo. La hán Tùng lá nhỏ thích hợp trồng thành chậu cảnh cỡ lớn, cỡ vừa. Lá nhỏ là cây qúy, do vậy giá của cây La Hán Tùng lá gạo mắc hơn.
cây Tùng La Hán

Monday, 12 December 2011

Sau đâycác thiết kế đầm đẹp lộng lẫy và quý phái từ bộ thiết kế trước Thu 2012 của hãng thiết kế Zac Posen.
Có thể bạn sắp dự một buổi dạ tiệc rất quan trọng mà bạn phải tự tin với một dáng vẻ thật quyến rũ và kiêu sa thì Zac Posen trước Thu 2012 chính là cẩm nang vàng cho bạn tới đích đến của mình. Bạn có thể lựa chọn một chiếc đầm dạ hội màu bồ câu xám dài tay bằng lụa hoàn toàn đủ quyến rũ mà không cần thiết đính đá lấp lánh phức tạp.
Zac Posen với bộ thiết kế trước Thu 2012 gồm mẫu váy sang trọng, tinh tế. 

Nguồn : http://www.vaydahoi.com/tin-tuc/long-lay-trong-giang-sinh-cung-dam-da-hoi-cua-zac-posen.html

đầm dạ hội zacposen
đầm dạ hội zacposen
đầm dạ hội zacposen
đầm dạ hội zacposen
đầm dạ hội zacposen
đầm dạ hội zacposen
đầm dạ hội zacposen
đầm dạ hội zacposen



đầm dạ hội zacposen

 

Thursday, 17 November 2011

Sứ giống nhập Đài Loan

Người Đài Loan cũng nổi tiếng về cây cảnh, nên cũng có trồng sứ Sa mạc, trong nhà kính : [b]1 Cây Hắc Trân Châu[/b] : Cây Hắc Trân Châu (ngọc đen) là cây sứ đẹp thân lùn mập, màu xanh xám, lá có màu xanh bóng ở mặt trên, màu xanh xanh ở mặt dưới, nhánh to cao, thường vượt lên khá cao, khi tháp ghép chung với các giống sứ khác màu. Mặt dưới của đọt lá non cũng hơi phớt hồng. Hoa rất to, nở xòe 5 cánh tròn kín, có 3 màu : đen đỏ, trắng, giống như 3 hoa chồng lên nhau : hoa màu đen to nhất làm nền, hoa màu đỏ nằm giữa và hoa màu trắng gồm mỗi cánh có 3 sọc trắng ở trên cùng. Họng to màu vàng phớt xanh nâu, giữa có chùm nhụy 5 cọng màu đỏ đầu nhị màu trắng... tỉa rất đẹp, rất lạ, không thể mô tả cho hết được. Hoa này ở TP.Hồ Chí Minh trồng ra hoa chưa đạt đúng y như hình chụp từ Đài Loan, nhưng cũng được thiều người ưa thích. Cây này cũng tương tự như cây đỏ viền tím đen của Thái Lan, nhưng cây của Thái Lan màu đen ít hơn. [b]2. Cây sứ Thái Vân[/b] : Cây sứ Thái Vân là cây 2 màu : trắng và đỏ. 2 màu này lẫn lộn xen kẽ với nhau rất đẹp. Giống như:các sọc trắng từ trong họng chạy ra, các sọc đỏ từ ngoài chót cánh chạy vào, mỗi sọc mới đầu rất lớn, từ từ nhỏ dần, đến mất hẳn nhường chỗ cho sọc màu khác, nên thấy xen kẽ nhau giữa trắng và đỏ rất đẹp. Họng to màu xanh phớt tím, giữa có chùm nhụy xoắn lại đầu màu trắng. Cây này khác với cây sương mai của Thái Lan, là cây Thái Vân sọc to hơn và họng màu xanh, cây Sương Mai, sọc nhỏ hơn và họng màu đỏ cam. [b]3. Cây Chân Thiện Mỹ[/b] : Cây Chân Thiện Mỹ, có thân to cao, màu xanh nhạt, lá dày rất to giống như cây quạt ba tiêu, màu xanh nhạt. Hoa rất to, nở xòe 5 cánh tròn kín màu đỏ tươi họng vàng nhụy hơi đỏ, rất đẹp. Cây này tàn nhánh lá đều to, hoa càng to, nên rất được nhiều ngườ ưa thích. [b]4. Cây Đại Hồng[/b] : Cây Đại Hồng, như tên đã gọi, là cây sứ có hoa màu đỏ thật to. Thân nhánh màu xanh xám, lá hình thon dài, nhỏ ở cuống, phình to ngoài chót, phiến lá màu xanh, pha vàng nhạt, có gân giữa nổi lên rõ rệt, nếu cây nào có gân giữa ửng đỏ thì hoa cũng đẹp. Hoa to nở xoè 5 cánh to phình đầu hơi nhọn. Có cây hoa chung quanh có điểm đen, càng thêm đẹp. Cây cũng được nhiều người ưa thích, trồng làm cảnh vì có hoa đẹp và rất siêng hoa, có hoa gần quanh năm. [b]5. Cây Tinh Quân[/b] : Cây Tinh Quân, nhân mập, lùn, màu xám, lá to hình trứng nguợc, mặt trên xanh bóng, mặt dưới màu xanh nhạt, chót đuôi hơi nhọn. Hoa chùm to, nở xoè 5 cánh, tròn kín. cánh này chồng lên cánh kia rất đẹp, màu đỏ tươi, chung quanh có viền đen, họng màu vàng tươi. Cây này còn rất hiếm, ít người có còn đang gây giống. Cây đặc sắc hoa giống như hoa phong lan được nhiều người ưa thích. [b]6. Cây Hoàng Oanh[/b] : Cây Hoàng Oanh, thân khá to, phân nhiều cành nhánh, lá màu xanh bóng mặt trên, màu xanh xám ở mặt dưới, giữa có gân chính màu trắng nổi lên rõ rệt. Hoa khá to, nở xòe 5 cánh tròn kín, một màu đỏ tươi, ngoài chót có đốm đen và hơi nhọn. Cánh hoa Hoàng Oanh có dạng như hình miếng chả vuông, gắn vô họng, màu cam đỏ, giữa có nhụy màu cũng màu cam đỏ, khá đẹp, cũng được nhiều người ưa thích. [b]7. Cây Liên Hoa[/b] : Cây sứ Liến Hoa cũng là cây mới, có thân to mập, cành nhánh nhiều, cũng hay mọc vương cao lên, lá màu xanh bóng ở mặt trên, màu xanh xám ở mặt dưới, chót đuôi hơi nhọn. Hoa rất to, nở xoè 5 cánh tròn kín, một màu đỏ tươi, họng màu vàng. nhụy màu vàng cam. Hoa rất được nhiều người ưa thích vì rất to và màu sắc đồng nhất không pha lộn. [b]8. Cây sứ Xuân[/b] : Cây sứ Xuân rất độc đáo không thua gì cây Hắc Trân Châu, hoa cũng rất đẹp, nở xòe 5 cánh một màu đỏ tươi, chung quanh có viền đen, họng vàng, nhưng cánh dạng hình thuôn dài, nên không kín bằng cây Hắc Trân Châu, và cũng nhỏ hơn cây Hắc Trân Châu mà thôi. Thân cây sứ Xuân cũng lùn mập, màu xanh mốc, lá hơi nhỏ nhưng màu xanh đậm mướt, rất đẹp. [b]9. Cây sứ Đại Xa Luân[/b] : Cây Đại Xa Luân, thân mập, cành nhánh nhiều, màu xanh xám, lá to hình bầu dục, mặt trên màu xanh bóng, mặt dưới màu xanh xám, giữa có gân trắng. Hoa rất to vì có chữ đại, nở xoè 5 cánh tròn kín, một màu đỏ tươi, họng màu vàng phớt xanh, giữa có chùm nhụy màu đỏ cam chót màu vàng. Hoa rất đẹp, rất to, được nhiều người ưa thích. [b]10 Cây Kim Bài[/b] : Cây Kim Bài có người còn gọi là Hồng Đăng, thực tế 2 cây đều giống nhau, đều một màu đỏ sậm, thuần, không có pha màu nào khác. Cây Kim Bài có hoa 5 cánh hình thuôn dài, đuôi cánh nhọn tim, giống như đuôi của lá cây bồ đề, còn cây hồng đăng đuôi chỉ hơi nhọn, tương tự như đuôi của cây lâm vồ Cho nên 2 cây có thế lẫn lộn với nhau. Về thân lá thì cũng tương tự như nhau, lá thuôn dài màu xanh đậm ở mặt trên, mặt dưới màu xanh xám, có lông tơ và màu phớt nâu. [b]11 Cây Hồng Đăng[/b] : Cây Hồng Đăng giống hệt như cây Kim Bài chỉ cố đuôi cánh hơi ngắn hơn một tí mà thôi. [b]12. Cây sứ Hồng điểm[/b]: Cây hồng điểm là cây hồng đăng đột biến, thay vì cánh đỏ sậm y như cánh hồng đăng, cây hồng điểm thêm một sọc trắng dài to ngang ở giữa cánh. Cây này ít có vì chưa có giống thuần túy mà chỉ đột biến mới ra. Còn về thân, cành, nhánh, lá, đều giống y như cây hồng đăng. Tôi không biết cây này tôi mua của ai và ở đâu, vì ghép chung lên cây Hồng Đăng, đột xuất nở ra hoa này, vì có điểm trắng giữa cánh nên tôi gọi là Hồng Điểm... [b]13. Cây Hồng nhung[/b] : Cây Hồng nhung gốc từ Đài Loan, thân cây mập màu xanh xám, lá to, nhọn ở cuống, xoè rộng ở chót và đuôi hơi nhọn, mặt trên màu xanh bóng, mặt dưới màu xanh xám. Hoa to, 5 cánh tròn kín, đuôi hơi nhọn, một màu đỏ sậm như nhung nên gọi là hồng nhung. Cây này cũng được nhiều người ưa thích vì hoa to, màu sắc đẹp và rất siêng hoa [b]14. Cây Mê Đê' số 1[/b]: Cây Mê Đế số 1 thuộc giống cây nhỏ mini: cành nhánh lá đều nhỏ. màu xanh nhạt. Hoa nhỏ nhưng rất siêng hoa, 5 cánh thuôn dài có 2 màu, chồng lên nhau : màu cam to ở dưới làm nên, màu trắng dạng 5 cánh hình sao nhọn ở trên, họng cũng màu cam, chung quanh có nhiều sọc cũng màu cam, giữa có chùm nhụy cũng màu cam. Cây sứ này hoa tuy không đẹp lắm, nhưng rất siêng hoa và được xếp vào loại sứ mini, trồng trong khay nhỏ làm bonsai được. [b]15. Cây Mê Đế sô' 2[/b]: Cây số 2 cũng là cây sứ mini, thân cành nhánh cũng tương tự như cây số 1 , nhưng hoa to hơn và có khác hơn một chút là phần màu trắng dạng hình sao, to hơn và cánh hơi tù chớ không nhọn như cây số 1.Họng lại màu nâu phớt xanh, không có sọc và chùm nhụy màu cam. [b]16 . CâyMê Đế số 3[/b] : Gióng họ Mê Đế đều là cây sứ mini rất đẹp đến đỗi "vua cũng mê". Đặc biệt cây số 3, về thân cành nhánh thì không khác mấy, nhưng lá màu xanh đậm, hoa to hơn và đẹp hơn, nở 5 cánh hình bầu dục, cũng màu cam chung quanh, bên trong màu trắng, nhưng ngay giữa có một đường sọc màu cam nhạt, họng lại màu xanh đậm, chùm nhụy màu cam, rất đẹp. Cây này cũng thuộc loại nhỏ, trồng trong chậu con, trong khay làm bonsai đẹp. [b]17. CâyMãn thiên Hồng[/b] : Cây Mãn Thiện Hồng cũng là loại sứ mini thân, tàn, nhánh, lá nhỏ, hoa cũng nhỏ, nhưng rất sai hoa. hoa nở đầy cành, và hoa chùm rất đẹp. 5 cánh màu đỏ tươi, tròn kín. đuôi hơi nhọn, ở trong cùng có nhiều sọc trắng, Họng màu cam rất đẹp. Hoa nở rộ một màu đỏ tươi trên nền lá màu xanh bóng nổi lên rất đẹp. [b]18. Cây sứ lạc thần[/b]: Cây sứ Lạc Thần là cây sứ mới, cũng thuộc loại cây nhỏ mini thân, cành nhỏ. lá cũng nhỏ hẹp thuôn dài. màu xanh bóng, chung quanh lá giống như có viền trắng nhỏ. Hoa nhỏ: nở xoè 5 cánh thật tròn: thật kín, cánh này chồng lên cánh kia, họng nhỏ màu vàng giữa có chùm nhụy trắng, rất đẹp. Cây này cũng rất hay, lạ, rất dễ thương, trồng trong chậu nhỏ làm bon sai vô cùng quí giá. [b]19. Cây sứ Bạch Ngọc đừơng[/b] : Cây trắng to này có tên là Bạch ngọc đường rất mới. đây là cây sứ thân, cành, lá khá to, lá màu xanh sáng ở mặt trên, màu xanh xám ở mặt dưới. Hoa to, nở xoè 5 cánh tròn kín, một màu trắng tinh, họng màu vàng và nhụy cũng màu vàng rất đẹp. Cây này có hoa rất đặc sắc, đẹp còn hơn cây trinh bạch của Thái Lan, hoa cũng y như nhau, nhưng cây trinh bạch của Thái cánh còn có đuôi nhọn, còn cây. Bạch ngọc đường thì tròn hơn, đẹp hơn. [b]20. Cây sứ Hội tăng[/b] : Là cây sứ có hoa vàng, ảnh chụp của Đài Loan, chớ chưa nhập qua TP.Hồ Chí Minh, là cây sứ tuyệt đẹp thân cành nhánh chưa thấy rõ, nhưng theo ảnh chụp của Đài Loan thì hoa khá to, 5 cánh thật tròn, thật kín, cánh này chồng lên cánh kia, tương tự như hoa phong lan, một màu vàng tươi, họng nhỏ màu xanh đậm rất hiếm thấy. Cây đặc sắc cần trao đổi lấy giống để trồng. [b]Kết luận[/b] : Cây sứ Thái, cây sứ Đài Loan còn rất nhiều cây mới lai tạo nữa, mỗi tháng đều có người mang cây sứ mới lạ về TP.HCM... Tôi đã đăng ký xuất bản quyển "Kỹ thuật trồng và ghép sứ nhiều màu đã lâu, đáng lẽ đã xong rồi, lúc bắt tay vào viết thì chỉ mới nhập về vỏn vẹn có mời mấy cây, kể cả sứ Thái Lan và sứ Đài Loan mà thôi. Nhưng gần đây tháng nào cũng nhập về thêm nhiều cây sứ mới, bắt buộc tôi phải bổ sung thêm hoài, phải viết đi viết lại nhiều lần, để thêm nhiều cây sứ mới hơn đẹp hơn cho đầy đủ. Nhưng nhấc cũng chưa phải là hết vì ngày nay có phương pháp thụ phấn cho từ cây màu này với cây màu khác, sẽ cho ra vô số cây mới lạ hơn nữa. Như lai tạo qua thụ phấn chéo giữa cây sứ với các cây cùng họ như cây huỳnh anh, cây sứ cùi (Đại), cây trúc đào, cây dừa cạn v.v... sẽ cho được nhiều cây sứ đủ màu sắc... không thể nào biết cho hết được. Nên tôi xin tạm ngưng nơi đây và sẽ bổ sung thềm sau này khi cần thiết. Người Đài Loan cũng nổi tiếng về cây cảnh, nên cũng có trồng sứ Sa mạc, trong nhà kính : [b]1 Cây Hắc Trân Châu[/b] : Cây Hắc Trân Châu (ngọc đen) là cây sứ đẹp thân lùn mập, màu xanh xám, lá có màu xanh bóng ở mặt trên, màu xanh xanh ở mặt dưới, nhánh to cao, thường vượt lên khá cao, khi tháp ghép chung với các giống sứ khác màu. Mặt dưới của đọt lá non cũng hơi phớt hồng. Hoa rất to, nở xòe 5 cánh tròn kín, có 3 màu : đen đỏ, trắng, giống như 3 hoa chồng lên nhau : hoa màu đen to nhất làm nền, hoa màu đỏ nằm giữa và hoa màu trắng gồm mỗi cánh có 3 sọc trắng ở trên cùng. Họng to màu vàng phớt xanh nâu, giữa có chùm nhụy 5 cọng màu đỏ đầu nhị màu trắng... tỉa rất đẹp, rất lạ, không thể mô tả cho hết được. Hoa này ở TP.Hồ Chí Minh trồng ra hoa chưa đạt đúng y như hình chụp từ Đài Loan, nhưng cũng được thiều người ưa thích. Cây này cũng tương tự như cây đỏ viền tím đen của Thái Lan, nhưng cây của Thái Lan màu đen ít hơn. [b]2. Cây sứ Thái Vân[/b] : Cây sứ Thái Vân là cây 2 màu : trắng và đỏ. 2 màu này lẫn lộn xen kẽ với nhau rất đẹp. Giống như:các sọc trắng từ trong họng chạy ra, các sọc đỏ từ ngoài chót cánh chạy vào, mỗi sọc mới đầu rất lớn, từ từ nhỏ dần, đến mất hẳn nhường chỗ cho sọc màu khác, nên thấy xen kẽ nhau giữa trắng và đỏ rất đẹp. Họng to màu xanh phớt tím, giữa có chùm nhụy xoắn lại đầu màu trắng. Cây này khác với cây sương mai của Thái Lan, là cây Thái Vân sọc to hơn và họng màu xanh, cây Sương Mai, sọc nhỏ hơn và họng màu đỏ cam. [b]3. Cây Chân Thiện Mỹ[/b] : Cây Chân Thiện Mỹ, có thân to cao, màu xanh nhạt, lá dày rất to giống như cây quạt ba tiêu, màu xanh nhạt. Hoa rất to, nở xòe 5 cánh tròn kín màu đỏ tươi họng vàng nhụy hơi đỏ, rất đẹp. Cây này tàn nhánh lá đều to, hoa càng to, nên rất được nhiều ngườ ưa thích. [b]4. Cây Đại Hồng[/b] : Cây Đại Hồng, như tên đã gọi, là cây sứ có hoa màu đỏ thật to. Thân nhánh màu xanh xám, lá hình thon dài, nhỏ ở cuống, phình to ngoài chót, phiến lá màu xanh, pha vàng nhạt, có gân giữa nổi lên rõ rệt, nếu cây nào có gân giữa ửng đỏ thì hoa cũng đẹp. Hoa to nở xoè 5 cánh to phình đầu hơi nhọn. Có cây hoa chung quanh có điểm đen, càng thêm đẹp. Cây cũng được nhiều người ưa thích, trồng làm cảnh vì có hoa đẹp và rất siêng hoa, có hoa gần quanh năm. [b]5. Cây Tinh Quân[/b] : Cây Tinh Quân, nhân mập, lùn, màu xám, lá to hình trứng nguợc, mặt trên xanh bóng, mặt dưới màu xanh nhạt, chót đuôi hơi nhọn. Hoa chùm to, nở xoè 5 cánh, tròn kín. cánh này chồng lên cánh kia rất đẹp, màu đỏ tươi, chung quanh có viền đen, họng màu vàng tươi. Cây này còn rất hiếm, ít người có còn đang gây giống. Cây đặc sắc hoa giống như hoa phong lan được nhiều người ưa thích. [b]6. Cây Hoàng Oanh[/b] : Cây Hoàng Oanh, thân khá to, phân nhiều cành nhánh, lá màu xanh bóng mặt trên, màu xanh xám ở mặt dưới, giữa có gân chính màu trắng nổi lên rõ rệt. Hoa khá to, nở xòe 5 cánh tròn kín, một màu đỏ tươi, ngoài chót có đốm đen và hơi nhọn. Cánh hoa Hoàng Oanh có dạng như hình miếng chả vuông, gắn vô họng, màu cam đỏ, giữa có nhụy màu cũng màu cam đỏ, khá đẹp, cũng được nhiều người ưa thích. [b]7. Cây Liên Hoa[/b] : Cây sứ Liến Hoa cũng là cây mới, có thân to mập, cành nhánh nhiều, cũng hay mọc vương cao lên, lá màu xanh bóng ở mặt trên, màu xanh xám ở mặt dưới, chót đuôi hơi nhọn. Hoa rất to, nở xoè 5 cánh tròn kín, một màu đỏ tươi, họng màu vàng. nhụy màu vàng cam. Hoa rất được nhiều người ưa thích vì rất to và màu sắc đồng nhất không pha lộn. [b]8. Cây sứ Xuân[/b] : Cây sứ Xuân rất độc đáo không thua gì cây Hắc Trân Châu, hoa cũng rất đẹp, nở xòe 5 cánh một màu đỏ tươi, chung quanh có viền đen, họng vàng, nhưng cánh dạng hình thuôn dài, nên không kín bằng cây Hắc Trân Châu, và cũng nhỏ hơn cây Hắc Trân Châu mà thôi. Thân cây sứ Xuân cũng lùn mập, màu xanh mốc, lá hơi nhỏ nhưng màu xanh đậm mướt, rất đẹp. [b]9. Cây sứ Đại Xa Luân[/b] : Cây Đại Xa Luân, thân mập, cành nhánh nhiều, màu xanh xám, lá to hình bầu dục, mặt trên màu xanh bóng, mặt dưới màu xanh xám, giữa có gân trắng. Hoa rất to vì có chữ đại, nở xoè 5 cánh tròn kín, một màu đỏ tươi, họng màu vàng phớt xanh, giữa có chùm nhụy màu đỏ cam chót màu vàng. Hoa rất đẹp, rất to, được nhiều người ưa thích. [b]10 Cây Kim Bài[/b] : Cây Kim Bài có người còn gọi là Hồng Đăng, thực tế 2 cây đều giống nhau, đều một màu đỏ sậm, thuần, không có pha màu nào khác. Cây Kim Bài có hoa 5 cánh hình thuôn dài, đuôi cánh nhọn tim, giống như đuôi của lá cây bồ đề, còn cây hồng đăng đuôi chỉ hơi nhọn, tương tự như đuôi của cây lâm vồ Cho nên 2 cây có thế lẫn lộn với nhau. Về thân lá thì cũng tương tự như nhau, lá thuôn dài màu xanh đậm ở mặt trên, mặt dưới màu xanh xám, có lông tơ và màu phớt nâu. [b]11 Cây Hồng Đăng[/b] : Cây Hồng Đăng giống hệt như cây Kim Bài chỉ cố đuôi cánh hơi ngắn hơn một tí mà thôi. [b]12. Cây sứ Hồng điểm[/b]: Cây hồng điểm là cây hồng đăng đột biến, thay vì cánh đỏ sậm y như cánh hồng đăng, cây hồng điểm thêm một sọc trắng dài to ngang ở giữa cánh. Cây này ít có vì chưa có giống thuần túy mà chỉ đột biến mới ra. Còn về thân, cành, nhánh, lá, đều giống y như cây hồng đăng. Tôi không biết cây này tôi mua của ai và ở đâu, vì ghép chung lên cây Hồng Đăng, đột xuất nở ra hoa này, vì có điểm trắng giữa cánh nên tôi gọi là Hồng Điểm... [b]13. Cây Hồng nhung[/b] : Cây Hồng nhung gốc từ Đài Loan, thân cây mập màu xanh xám, lá to, nhọn ở cuống, xoè rộng ở chót và đuôi hơi nhọn, mặt trên màu xanh bóng, mặt dưới màu xanh xám. Hoa to, 5 cánh tròn kín, đuôi hơi nhọn, một màu đỏ sậm như nhung nên gọi là hồng nhung. Cây này cũng được nhiều người ưa thích vì hoa to, màu sắc đẹp và rất siêng hoa [b]14. Cây Mê Đê' số 1[/b]: Cây Mê Đế số 1 thuộc giống cây nhỏ mini: cành nhánh lá đều nhỏ. màu xanh nhạt. Hoa nhỏ nhưng rất siêng hoa, 5 cánh thuôn dài có 2 màu, chồng lên nhau : màu cam to ở dưới làm nên, màu trắng dạng 5 cánh hình sao nhọn ở trên, họng cũng màu cam, chung quanh có nhiều sọc cũng màu cam, giữa có chùm nhụy cũng màu cam. Cây sứ này hoa tuy không đẹp lắm, nhưng rất siêng hoa và được xếp vào loại sứ mini, trồng trong khay nhỏ làm bonsai được. [b]15. Cây Mê Đế sô' 2[/b]: Cây số 2 cũng là cây sứ mini, thân cành nhánh cũng tương tự như cây số 1 , nhưng hoa to hơn và có khác hơn một chút là phần màu trắng dạng hình sao, to hơn và cánh hơi tù chớ không nhọn như cây số 1.Họng lại màu nâu phớt xanh, không có sọc và chùm nhụy màu cam. [b]16 . CâyMê Đế số 3[/b] : Gióng họ Mê Đế đều là cây sứ mini rất đẹp đến đỗi "vua cũng mê". Đặc biệt cây số 3, về thân cành nhánh thì không khác mấy, nhưng lá màu xanh đậm, hoa to hơn và đẹp hơn, nở 5 cánh hình bầu dục, cũng màu cam chung quanh, bên trong màu trắng, nhưng ngay giữa có một đường sọc màu cam nhạt, họng lại màu xanh đậm, chùm nhụy màu cam, rất đẹp. Cây này cũng thuộc loại nhỏ, trồng trong chậu con, trong khay làm bonsai đẹp. [b]17. CâyMãn thiên Hồng[/b] : Cây Mãn Thiện Hồng cũng là loại sứ mini thân, tàn, nhánh, lá nhỏ, hoa cũng nhỏ, nhưng rất sai hoa. hoa nở đầy cành, và hoa chùm rất đẹp. 5 cánh màu đỏ tươi, tròn kín. đuôi hơi nhọn, ở trong cùng có nhiều sọc trắng, Họng màu cam rất đẹp. Hoa nở rộ một màu đỏ tươi trên nền lá màu xanh bóng nổi lên rất đẹp. [b]18. Cây sứ lạc thần[/b]: Cây sứ Lạc Thần là cây sứ mới, cũng thuộc loại cây nhỏ mini thân, cành nhỏ. lá cũng nhỏ hẹp thuôn dài. màu xanh bóng, chung quanh lá giống như có viền trắng nhỏ. Hoa nhỏ: nở xoè 5 cánh thật tròn: thật kín, cánh này chồng lên cánh kia, họng nhỏ màu vàng giữa có chùm nhụy trắng, rất đẹp. Cây này cũng rất hay, lạ, rất dễ thương, trồng trong chậu nhỏ làm bon sai vô cùng quí giá. [b]19. Cây sứ Bạch Ngọc đừơng[/b] : Cây trắng to này có tên là Bạch ngọc đường rất mới. đây là cây sứ thân, cành, lá khá to, lá màu xanh sáng ở mặt trên, màu xanh xám ở mặt dưới. Hoa to, nở xoè 5 cánh tròn kín, một màu trắng tinh, họng màu vàng và nhụy cũng màu vàng rất đẹp. Cây này có hoa rất đặc sắc, đẹp còn hơn cây trinh bạch của Thái Lan, hoa cũng y như nhau, nhưng cây trinh bạch của Thái cánh còn có đuôi nhọn, còn cây. Bạch ngọc đường thì tròn hơn, đẹp hơn. [b]20. Cây sứ Hội tăng[/b] : Là cây sứ có hoa vàng, ảnh chụp của Đài Loan, chớ chưa nhập qua TP.Hồ Chí Minh, là cây sứ tuyệt đẹp thân cành nhánh chưa thấy rõ, nhưng theo ảnh chụp của Đài Loan thì hoa khá to, 5 cánh thật tròn, thật kín, cánh này chồng lên cánh kia, tương tự như hoa phong lan, một màu vàng tươi, họng nhỏ màu xanh đậm rất hiếm thấy. Cây đặc sắc cần trao đổi lấy giống để trồng. [b]Kết luận[/b] : Cây sứ Thái, cây sứ Đài Loan còn rất nhiều cây mới lai tạo nữa, mỗi tháng đều có người mang cây sứ mới lạ về TP.HCM... Tôi đã đăng ký xuất bản quyển "Kỹ thuật trồng và ghép sứ nhiều màu đã lâu, đáng lẽ đã xong rồi, lúc bắt tay vào viết thì chỉ mới nhập về vỏn vẹn có mời mấy cây, kể cả sứ Thái Lan và sứ Đài Loan mà thôi. Nhưng gần đây tháng nào cũng nhập về thêm nhiều cây sứ mới, bắt buộc tôi phải bổ sung thêm hoài, phải viết đi viết lại nhiều lần, để thêm nhiều cây sứ mới hơn đẹp hơn cho đầy đủ. Nhưng nhấc cũng chưa phải là hết vì ngày nay có phương pháp thụ phấn cho từ cây màu này với cây màu khác, sẽ cho ra vô số cây mới lạ hơn nữa. Như lai tạo qua thụ phấn chéo giữa cây sứ với các cây cùng họ như cây huỳnh anh, cây sứ cùi (Đại), cây trúc đào, cây dừa cạn v.v... sẽ cho được nhiều cây sứ đủ màu sắc... không thể nào biết cho hết được. Nên tôi xin tạm ngưng nơi đây và sẽ bổ sung thềm sau này khi cần thiết.
Sứ giống nhập Đài Loan

HOA XƯƠNG RỒNG TRÊN CAO NGUYÊN

Hàng ngàn năm qua, ở Việt Nam, nói tới xương rồng người ta liên tưởng ngay đến một loại thân cong queo, không lá, nhiều gai và rất đổi... "vô tích sự" mọc trên những cồn cát nóng bỏng ở một số vùng ven biển. Thế nhưng, từ vài tháng nay, tại vương quốc các loài hoa (ở độ cao 1.500m so với mặt biển) cũng có sự hiện diện của không phải một mà là hàng chục lòai xương rồng xinh xắn với nhiều hình thái, sắc màu khác nhau. Đến thăm các khu nhà kính trồng hoa xương rồng (XR) của công ty Ateko (100% vốn nước ngoài) ở 31 Quang Trung (Đà Lạt), không ít người trầm trồ, thán phục "ồ! Đẹp thật! Tuyệt thật!". Quả vậy, trong 3 ngôi nhà với diện tích hơn 300 m2 là hàng ngàn cây XR đang trổ "hoa", khoe "áo" rực rỡ dưới ánh nắng vàng ươm của tiết xuân Đà Lạt. Nơi đây là vạt xương rồng mầm bắp phơn phớt vàng trông thật trang nhã. Đằng kia, nàng XR tai tượng "khoác"lớp lông trắng mịn màng, tinh khiết. Đặc biệt, loại XR hình cầu có cả chục màu: tím biếc bâng khuâng, đỏ rực bí ẩn, vàng cam rực rỡ... Ông Trần Mạnh Việt - Phó GĐ Công ty Ateko - cho biết: "50 loại XR hàng chục màu sắc được trồng ở 3 nhà kính này là những loài đã được chọn lọc kỹ lưỡng trong số hơn 100 loài đã được trồng thử nghiệm ở Đà Lạt trong gần nửa năm qua". "Vì sao chỉ với một loại XR có thân 3 khía, màu xanh thẫm mà lại nở nhiều hoa với những kiểu dáng và màu sắc khác nhau như thế?"- Sau khi tham quan khắp lượt các nhà kính, một khách hàng đặt câu hỏi với sự ngạc nhiên hiện rõ trên nét mặt, và rồi câu trả lời của Phó GĐ Ateko càng khiến mọi người ngỡ ngàng hơn: "XR này không có hoa đâu, còn hoa mà quý khách nhìn thấy ở đây thực sự chỉ là một lọai XR khác ghép lên XR chủ mà thôi". Ông Sug Gun Bae - GĐ công ty Ateko giải thích thêm: ở một số nước như Hà Lan, Hàn Quốc... XR có nhiều dạng thân rất lạ mắt: từ xương xẩu, góc cạnh... đến hình cầu, hình dẹt, hình sao... và màu sắc của các thân XR này cũng khá phong phú bao gồm những gam màu mạnh như đỏ, cam, tím thẫm...và những gam màu nhẹ chẳng hạn trắng, vàng, hồng phấn ... Do vậy mà người ta biến những thân XR này thành hoa và chọn một lọai XR khác có thân thẳng, màu xanh làm cành. Thông thường cành (tức cây chủ) và hoa (tức cây ghép) đều được cấy bằng mô trong ống nghiệm. Sau một khoảng thời gian quy định sẽ ghép chúng lên nhau và rồi những cành "hoa" này được mang lên trồng trên cát". "Việc kinh doanh hoa XR có rất nhiều triển vọng bởi nhu cầu về sản phẩm này không ngừng gia tăng với thị trường rộng lớn ở châu Âu, châu Á và cả châu Mỹ nữa, đặc biệt là các nước Mỹ, Pháp, Braxin, Mêhico,Trung Quốc, Singapo, Nhật Bản...". Đó là nhận định của Ban Giám Đốc Công ty Ateko, riêng ông Sung hào hứng nói thêm: "Đất nước tôi (Hàn Quốc-LĐ) có đến 400 doanh nghiệp chuyên kinh doanh loại "hoa" này, chiếm tới 75% thị phần thế giới... Còn sở dĩ chúng tôi đầu tư sản xuất XR tại Đà Lạt là vì điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở đây khá lý tưởng, đồng thời giá nhân công tương đối rẻ nên tạo sức cạnh tranh với chính XR của công ty mẹ ở Hàn Quốc. Do đó, thời gian tới, Công ty sẽ tăng cường sản xuất XR tại Đà Lạt và một số vùng khác như Đức Trọng, Đơn Dương... nhằm thay thế XR Hàn Quốc bằng XR Việt Nam để xuất đi nước ngoài". Điều đáng nói, chưa cần đến thị trường quốc tế mà ngay trong nước "hoa" XR cũng rất được ưa chuộng. Từ giữa năm 1998 đến nay Ateko đã sản xuất gần chục ngàn đơn vị (cành) XR và sản phẩm làm ra đến đâu được tiêu thụ hết đến đó thông qua các đại lý tại Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bến Tre...Thậm chí, một số khách hàng đến tận Văn phòng Công ty đặt mua rồi đóng "hoa" chở đi các tỉnh. Nhân viên tiếp thị của Ateko cho biết giá tối thiểu của một cành XR là 17.000đ và dĩ nhiên nếu mua với số lượng lớn sẽ được giảm giá theo một tỉ lệ nhất định. Với những cành " hoa" tươi mơn mởn, đa dạng về màu sắc, lạ lẫm về kiểu dáng và có độ bền vào loại bậc nhất, đồng thời giá cả lại " mềm" đến khó ngờ nên XR Ateko nhanh chóng xâm nhập thị trường hoa Việt Nam và có thể tin tưởng một ngày không xa nữa, hoa XR sẽ là một " thông điệp" độc đáo của Đà Lạt - Việt Nam đến với nhiều nước trên thế giới. [b][right]KIM ANH Nguồn: Lâm Đồng, Xuân Kỷ Mão - 1999 [/right][/b]Hàng ngàn năm qua, ở Việt Nam, nói tới xương rồng người ta liên tưởng ngay đến một loại thân cong queo, không lá, nhiều gai và rất đổi... "vô tích sự" mọc trên những cồn cát nóng bỏng ở một số vùng ven biển. Thế nhưng, từ vài tháng nay, tại vương quốc các loài hoa (ở độ cao 1.500m so với mặt biển) cũng có sự hiện diện của không phải một mà là hàng chục lòai xương rồng xinh xắn với nhiều hình thái, sắc màu khác nhau. Đến thăm các khu nhà kính trồng hoa xương rồng (XR) của công ty Ateko (100% vốn nước ngoài) ở 31 Quang Trung (Đà Lạt), không ít người trầm trồ, thán phục "ồ! Đẹp thật! Tuyệt thật!". Quả vậy, trong 3 ngôi nhà với diện tích hơn 300 m2 là hàng ngàn cây XR đang trổ "hoa", khoe "áo" rực rỡ dưới ánh nắng vàng ươm của tiết xuân Đà Lạt. Nơi đây là vạt xương rồng mầm bắp phơn phớt vàng trông thật trang nhã. Đằng kia, nàng XR tai tượng "khoác"lớp lông trắng mịn màng, tinh khiết. Đặc biệt, loại XR hình cầu có cả chục màu: tím biếc bâng khuâng, đỏ rực bí ẩn, vàng cam rực rỡ... Ông Trần Mạnh Việt - Phó GĐ Công ty Ateko - cho biết: "50 loại XR hàng chục màu sắc được trồng ở 3 nhà kính này là những loài đã được chọn lọc kỹ lưỡng trong số hơn 100 loài đã được trồng thử nghiệm ở Đà Lạt trong gần nửa năm qua". "Vì sao chỉ với một loại XR có thân 3 khía, màu xanh thẫm mà lại nở nhiều hoa với những kiểu dáng và màu sắc khác nhau như thế?"- Sau khi tham quan khắp lượt các nhà kính, một khách hàng đặt câu hỏi với sự ngạc nhiên hiện rõ trên nét mặt, và rồi câu trả lời của Phó GĐ Ateko càng khiến mọi người ngỡ ngàng hơn: "XR này không có hoa đâu, còn hoa mà quý khách nhìn thấy ở đây thực sự chỉ là một lọai XR khác ghép lên XR chủ mà thôi". Ông Sug Gun Bae - GĐ công ty Ateko giải thích thêm: ở một số nước như Hà Lan, Hàn Quốc... XR có nhiều dạng thân rất lạ mắt: từ xương xẩu, góc cạnh... đến hình cầu, hình dẹt, hình sao... và màu sắc của các thân XR này cũng khá phong phú bao gồm những gam màu mạnh như đỏ, cam, tím thẫm...và những gam màu nhẹ chẳng hạn trắng, vàng, hồng phấn ... Do vậy mà người ta biến những thân XR này thành hoa và chọn một lọai XR khác có thân thẳng, màu xanh làm cành. Thông thường cành (tức cây chủ) và hoa (tức cây ghép) đều được cấy bằng mô trong ống nghiệm. Sau một khoảng thời gian quy định sẽ ghép chúng lên nhau và rồi những cành "hoa" này được mang lên trồng trên cát". "Việc kinh doanh hoa XR có rất nhiều triển vọng bởi nhu cầu về sản phẩm này không ngừng gia tăng với thị trường rộng lớn ở châu Âu, châu Á và cả châu Mỹ nữa, đặc biệt là các nước Mỹ, Pháp, Braxin, Mêhico,Trung Quốc, Singapo, Nhật Bản...". Đó là nhận định của Ban Giám Đốc Công ty Ateko, riêng ông Sung hào hứng nói thêm: "Đất nước tôi (Hàn Quốc-LĐ) có đến 400 doanh nghiệp chuyên kinh doanh loại "hoa" này, chiếm tới 75% thị phần thế giới... Còn sở dĩ chúng tôi đầu tư sản xuất XR tại Đà Lạt là vì điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở đây khá lý tưởng, đồng thời giá nhân công tương đối rẻ nên tạo sức cạnh tranh với chính XR của công ty mẹ ở Hàn Quốc. Do đó, thời gian tới, Công ty sẽ tăng cường sản xuất XR tại Đà Lạt và một số vùng khác như Đức Trọng, Đơn Dương... nhằm thay thế XR Hàn Quốc bằng XR Việt Nam để xuất đi nước ngoài". Điều đáng nói, chưa cần đến thị trường quốc tế mà ngay trong nước "hoa" XR cũng rất được ưa chuộng. Từ giữa năm 1998 đến nay Ateko đã sản xuất gần chục ngàn đơn vị (cành) XR và sản phẩm làm ra đến đâu được tiêu thụ hết đến đó thông qua các đại lý tại Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bến Tre...Thậm chí, một số khách hàng đến tận Văn phòng Công ty đặt mua rồi đóng "hoa" chở đi các tỉnh. Nhân viên tiếp thị của Ateko cho biết giá tối thiểu của một cành XR là 17.000đ và dĩ nhiên nếu mua với số lượng lớn sẽ được giảm giá theo một tỉ lệ nhất định. Với những cành " hoa" tươi mơn mởn, đa dạng về màu sắc, lạ lẫm về kiểu dáng và có độ bền vào loại bậc nhất, đồng thời giá cả lại " mềm" đến khó ngờ nên XR Ateko nhanh chóng xâm nhập thị trường hoa Việt Nam và có thể tin tưởng một ngày không xa nữa, hoa XR sẽ là một " thông điệp" độc đáo của Đà Lạt - Việt Nam đến với nhiều nước trên thế giới. [b][right]KIM ANH Nguồn: Lâm Đồng, Xuân Kỷ Mão - 1999 [/right][/b]
HOA XƯƠNG RỒNG TRÊN CAO NGUYÊN

Cây Càng cua

Cây Càng cua có tên khoa học [b]Zygocactus truncatus (Hax) Moran.[/b] Cùng họ xương rồng, thân dẹp màu xanh phân nhánh chia đôi như càng con cua. Có hoa đỏ hay tím, tía ở ngọn. Cây ưa ẩm và bóng râm. Trồng vào chậu nhỏ cho nhiều mùn hay bã chè, hoa nở vào dịp tết đương lịch tới tết âm lịch. Muốn cho hoa to và sai, người ta thường ghép cây này vào cây thanh long và thường trồng vào chậu. Cây Càng cua có tên khoa học [b]Zygocactus truncatus (Hax) Moran.[/b] Cùng họ xương rồng, thân dẹp màu xanh phân nhánh chia đôi như càng con cua. Có hoa đỏ hay tím, tía ở ngọn. Cây ưa ẩm và bóng râm. Trồng vào chậu nhỏ cho nhiều mùn hay bã chè, hoa nở vào dịp tết đương lịch tới tết âm lịch. Muốn cho hoa to và sai, người ta thường ghép cây này vào cây thanh long và thường trồng vào chậu.
Cây Càng cua

cây cảnh cũng quyễn rũ và ... gợi cảm đến bất ngờ

Đi xem triển lãm cây cảnh tại bảo tàng Hà Nội nhân dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long HN, chúng ta thỏa thích với những tác phẩm cây cảnh tuyệt tác thì cũng phải bật cười khi bắt gặp những cây cảnh rất ... "quyến rũ", rất "gợi cảm" đến bất ngờ.

Thỏa trí tưởng tượng phong phú cho người xem:

Bắt đầu từ những đoạn rất loằng xì ngoằng


Phối cảnh vào thì ''em nó'' như thế này

Có ai giúp em kéo cái tán hoa kia xuống một tí nữa không?

Tình yêu bắt nguồn từ đây...

Còn ''mầm tình yêu'' thì lại lớn lên ở chỗ này

Nghệ thuật chơi cây cảnh cũng có chiêu ''chiếu hậu'' đấy ạ

Không sợ nắng, không sợ gió, chỉ sợ... chó (cắn)

Xem cây cảnh là một nghệ thuật, và người tưởng tượng phải là ''nghệ sĩ''


cây cảnh cũng quyễn rũ và ... gợi cảm đến bất ngờ

Cây cổ thụ - Linh hồn của Thủ Đô Hà Nội

Trong trí nhớ và trong mắt cha tôi, Hà Nội cổ truyền tan biến dần cùng với sự ra đi của những cây cối mà kỷ niệm bám víu vào.Và, vào một dạo xuân, khi cây gạo gốc sần sùi thân cao ngất đứng trước đền Ngọc Sơn, hầu như mùa cuối cùng buông rơi những bông hoa ngô nghê, cha tôi lặng lẽ ra đi trên chiếc ghế, nơi ông tâm tưởng về lòng trung hậu giữa người đời, lòng trung hậu ngay cả với cỏ cây quanh ta.Đã đành, cây là cây. Mọc, lớn, chết. Chết già, chết thui, chết chặt. Thoát chết thui và chết chặt, thành cổ thụ.Cổ thụ, đứng giữa rừng, thân to, tán rộng, sống lâu mà trông vẫn cường tráng, vẫn ngây ngô.Cổ thụ, đứng đầu làng, cạnh những ngôi đền, đình và chùa, giữa người đời và thánh thần, nhìn thấy và nhịn chịu tất thảy, trông giống hệt các bô lão, phải gọi chúng là cụ mới phải. Nhiều khi chúng còn cao tuổi hơn cả những ngôi đình và nếp chùa, già nua hơn những con đường lát gạch móm mém. Và, giả dụ biết nói, chúng sẽ kể cho ta nghe câu chuyện miên mam về những niềm vui và những nỗi thống khổ của các kiếp người và kiếp cây. Làng quê ta đâu đâu cũng bắt gặp những cây - bô lão như thế. Muốn ngả mũ chào, muốn cài dắt nén nhang, tựa như đứng trước một ngôi miếu vô danhÔi, những cây đa, cây đề, cây si, cây bàng quê ta, bởi sao mà chúng đậm hồn Việt đến thế.

alt
Hoa sưa đường Trần Hưng Đạo
Cây cổ thụ đứng giữa phố phường hình như cũng thành thị hoá. Thành thị hoá không chỉ bởi chúng được đem trồng thành hành, thành lối hai bên đường hay ở các vườn hoa. Thành thị hoá bởi chúng, như người thị thành, phải chịu sự chen chúc, va chạm và lấn lướt. Thành ra cây ở đô thị nom khô, nom từng trải hơn cây ở làng. Khuôn mặt phố phường có thể hôm nay cũ kỹ và ngày mai có thể tươi trẻ lên, song những cây cổ thụ thì, dù là lá cứ xanh hoặc cứ rụng khi mùa đến, gốc rễ của chúng, tấm thân của chúng vẫn cứ già cỗi đi. Nhìn chúng, ta không thể không suy tưởng rằng cây cũng có tính cách, có tâm tư và có thái độ. Nhận rõ hơn là sự cam chịu, không nói lên lời, trên da thịt những cây cổ thụ ấy.Cha tôi, thời trước, thường kể cho tôi về những cây cổ thụ và những loài cây chỉ mọc ở Hà Nội. Ông nhớ chúng vanh vách, như Ông nhớ các căn nhà và chủ nhân trên các phố Hành Gai, Hàng Đào, Hàng Cân… Ông nhớ tới những cây gạo, vốn là đồ trang sức của chốn quê nghèo, không rõ vì sao lại mọc ở Hà thành lắm thế: một cây ở bên Nhà hát Lớn, chỗ khách sạn Hilton bây giờ, một cây mọc ở sát đường tàu điện, chỗ bệnh viện Đống Đa… Ông than thở về cái sự những cây đa, cao tuổi hơn vài lần các phố phường Hà Nội, bị giam nhốt trong một công sở ở phố Hàng Trống, ở sân sau của một viện bảo tàng. Ông kể về cái cây đa có từ thời phố Hàng Gai còn làm độc nghề in sách và bán sách, nay bị nhà cửa chen lèn, chặt đến nỗi không hiểu làm sao cái cây già khụ ấy còn chưa tắt thở. Ông kể về hàng cây cơm nguội trên một đoạn phố Lý Thường Kiệt, nơi một chiều đầu năm 1947, có chàng trai đất Hà thành giắt trái tạc đạn bên sườn, vác bao cát đặt lên vỉa hè, áp súng vào má, bắn Tây. Một viên đạn từ phía khác kết thúc đời chàng trai phong lưu. Chỗ anh yên nghỉ, trên một con phố ngắn, suốt mấy chục năm, cả thời Tây lẫn thời ta, hai hành long não đẹp như sắp đặt, nghiêng nghiêng cúi mình. Nay con phố này đã thành chợ, nhiều người, lắm hàng, thừa rác. Tiếng chặt thịt cầy nghe rền tai, ghê ghê.

Trong trí nhớ và trong mắt cha tôi, Hà Nội cổ truyền tan biến dần cùng với sự ra đi của những cây cối mà kỷ niệm bám víu vào. Và, vào một dạo xuân, khi cây gạo sốc sần sùi, thân cao ngất đứng trước đền Ngọc Sơn mùa cuối cùng buông rơi cùng buông rơi những bông hoa ngô nghê, cha tôi lặng lẽ ra đi trên chiếc ghế mây, nơi ông tâm tưởng về lòng trung hậu giữa người đời, lòng trung hậu ngay cả với cỏ cây quanh ta. Ông ra đi, như cây già, chết tại chỗ vậy.Cho đến bây giờ, mỗi lần đi trên đường Điện Biên Phủ (xưa kia là đường Cột Cờ), tôi chưa bỏ được thói quen đếm xem còn bao nhiêu cây đa để về mách lại với Ông.

title
Cây hoa sữa trên đường Nguyễn Du. Ảnh VIT
Mới đây, tôi có dịp đến một đất nước xanh - sạch - tươm và đẹp như thể một vườn hoa khổng lồ. Những thảm cỏ và luống hoa được chăm chút như cái thảm nhà mình. Những thân cây trẻ khoẻ, tán lá mỡ màng, không vương vấn bụi. Những toà nhà ngất trời không một vết nhơ bẩn. Sạch và tươm, tưởng đến mức vô trùng. Sạch và tươm, tưởng như không tưởng. Y hệt một mô hình kiến trúc tỉ lệ 1: 1. Lạ thay, ở chính cái vườn hoa - địa đàng ấy, bỗng dưng tôi nhớ tới Hà Nội với những con phố cũ kỹ, luộn thuộm, đầy kịt chất đời và vị sống. Những con phố che không xuể cái cũ, cái nghèo, cái duyên thầm của mình bởi những cây, những hàng cây cổ thụ. Chúng không đẹp như những cái cây ở đô thị giống như mô hình kia. Chúng là những bộ trang phục cũ kĩ, mộc mạc mà phố phường Hà Nội quê tôi ăn bận vào mình.Để thoả sức ngắm cây, tốt nhất là cưỡi lên xích lô hoặc xe ôm, cứ việc ngửa mặt, ngước mắt lên mà ngắm, mà ngẫm về cây vào cuối thu đầu đông, vào ban mai, khi nắng vẫn còn non và sương chưa tan hết.
Phố tôi ngụ, hai bên mọc đều những cây bàng, cùng nghiêng đầu vào giữa lòng đường, che phủ những dãy nhà cũ và mới với hình hài kiến trúc hãm tài. Những cây bàng làm phố tôi ở giống hệt những con phố tỉnh lẻ khác, giông giống cả những con phố ở Huế, ở mãi tận Côn Đảo. Song, ở những nơi ấy, cây bàng, nhìn kỹ, có khác. Chúng bồng bột hơn.Trong làn sương sáng, rặng cây cơm nguội cuối đường Yên Phụ, trước lối rẽ vào khách sạn Thắng Lợi, quanh năm tán lá lưa thưa và màu lúc nào cũng vàng hoe hoe, cứ tưởng như chúng có bổn phận lưu níu cái đẹp của thu Hà Nội mà thực ra chỉ cảm nhận được vài ba chục ngày, mỗi năm.Tôi thuộc hàng cây đa trên đường Trấn Vũ, Quán Thánh, Yên Phụ và trên những con đường khác. Song tôi chưa thấy cây đa nào mà thân hình có dáng vẻ đồ hoạ và có sức biểu đạt như hai cây trồng trước đình Thanh Hà ở Ngõ Gạch. Chúng tưởng như đã được “chậu cảnh hoá”, không thể mọc cao và bành trướng ra, vì nơi đây con người qua lại phải ý tứ, kẻo va đụng vào nhau.
alt
Cây lộc vừng chín gốc ven Hồ Gươm. Ảnh VIT

Ở Hà Nội, còn có những đường phố cây trồng theo quy củ từ thời Pháp thuộc; độc cây sấu, độc cây xà cừ, long não, sao đen… Những thứ cây trồng theo trật tự ấy, thoạt đầu chỉ cốt để lấy bóng mát, mọc lâu cũng có được tính riêng đâu. Nói đến đường phố nào, nhớ ngay đến hình ảnh cây cối ở đó, trước khi nhớ đến kiến trúc. Đường Phan Đình với bốn hàng cây sấu, đường Tràng Thi với hai hàng cây bàng rõ to, sao mà đẹp, mà sang, mà nhã đến thế. Đường phố bởi vậy mà có thương hiệu, thương hiệu tạo nên bởi cây. Núp dưới bóng cây hầu như là tất cả: Phật, thánh, thần, ma quỷ, nhà, quán, người đời… Ở Hà Nội, quán nào mà tìm được gốc cây, có đất rộng mươi mét vuông và có tán lá rộng là cuốn hút được khách đến với mình. Nơi những cái quán ấy, cây trở thành cái trụ của ngôi nhà không có mái, trở thành ông chủ của cái tiệm, tạm bợ mà bám trụ lại lâu. Người ta hẹn nhau đến quán này quán nọ, theo gốc cây. Riêng tôi có thói quen chiều chiều, gọi bạn, đến gốc bàng ở ngã ba phố Chân Cầm và Lý Quốc Sư, uống bia. Ở góc phố rộng hơn vài cái chiếu đôi ấy, hễ ngồi xuống là quên hết: sự chật chội, sự nhếch nhác, sự ngó nhòm đầy hiếu kỳ của những ông Tây bà đầm lướt qua trên những chiếc xích lô.Tôi cứ hay tự vấn, vì sao những cây ở các đường phố mới, vừa trồng mà thân đã có hình hài nghiêng ngả và cong queo, chẳng khác gì những ông cụ non. Thì ra, chỉ vì tiếc công, tiếc tiền và lười biếng mà những người cắm chúng xuống đất, không kẹp vào mấy cái que. Như người ta kẹp răng, cho đỡ vẩu vậy.Quả đúng là cây cối góp phần tạo nên một góc cái duyên, cái riêng của cảnh sắc Hà Nội. Và, nếu nói kiến trúc Hà Nội là một quỹ văn hoá - vật chất độc hiếm, một di sản đô thị thì cây cối cũng không thể tách rời khỏi cái vốn liếng ấy. Y hệt như sông hồ không thể tách lìa khỏi cái cơ thể thống nhất của Hà Nội

Đã ai làm cái việc kiểm kê xem trong quỹ cây xanh Hà Nội, có những loại cây gì? Cây gì là phù hợp nhất, lợi ích nhất, đặc trưng nhất? Đã ai kiểm kê xem Hà Nội ta có bao nhiêu cây thuộc diện cổ thụ, đại cổ thụ? Đã ai nghĩ đến việc duy dưỡng chúng, giải thoát chúng khỏi những cái ôm quắp đến nghẹt thở bởi nhà phố? Đã ai kiểm kê xem những còn phố nào, những đoạn phố nào có những loại cây góp phần định đoạt diện mạo không lặp lại, cho chúng?Đã ai nghĩ đến việc bổ khuyết những loài cây quý hiếm đang mất dần, làm cho những con phố trở nên hẫng hụt? Ai nghĩ tới việc chữa trị những cây - bô lão đang thoi thóp?

Cây cổ thụ, một dạng di sản, góp phần gìn giữ bộ nhớ cho đô thị.Một lần tản bộ, nhận ra trên đường Trần Phú ở Hà Nội, người ta trồng sấu non vào chỗ những cây mới chết. Một lần tản bộ trên đường Lê Lợi ở Huế, thấy người ta trồng cây long não non vào những cây mới đổ.Mừng và hy vọng, thay cho cây.


Cây cổ thụ - Linh hồn của Thủ Đô Hà Nội

Cây cảnh: Vừa chơi vừa hốt bạc

Ở Bình Định, sinh vật cảnh đang được quy hoạch thành một ngành kinh tế hẳn hoi, gọi theo văn bản hành chính là kinh tế sinh thái. Năm 2009, khu vực kinh tế chưa kịp định hình này cho ra giá trị sản phẩm chừng 300 tỉ đồng. Đúng là vừa chơi, vừa... hốt bạc!
Trăm hoa đua nở
Mai xuân là đặc sản mà Bình Định không chịu thua chị kém em so với các vùng chuyên canh mai nổi tiếng cả nước. Nhiều năm nay, mai Bình Định tràn ngập đường thiên lý Bắc Nam mỗi dịp xuân về. Những địa danh Nhơn Phong, Nhơn Hưng, Đập Đá và nhất là Nhơn An đã biến đất kinh xưa - An Nhơn - thành thủ phủ hoàng mai.

Thôn Háo Đức của Nhơn An trong có 400 hộ sinh cơ lập nghiệp thì hơn 350 hộ sống khỏe nhờ mai. Mỗi mùa mai Tết, dân Háo Đức xoa tay bỏ túi hàng chục tỉ đồng. Năm 2007, có tới 10 gia đình trồng mai Háo Đức đạt thu nhập trên 500 triệu đồng. Số 200 - 300 triệu/vụ thì nhiều, thống kê dằng dặc lên cả trăm lượt.Tháng 12.2005, tại lễ hội hoa Đà Lạt lần thứ nhất, nghệ nhân Bình Định từng khiến "đồng đạo" ngỡ ngàng vì 13 tác phẩm mai xuân nghệ thuật đồng loạt bung nở giữa tiết trời cắt da cắt thịt của cao nguyên ngày đông tháng giá. Giới chơi mai Bình Định không ai không biết chậu "bạt phong" của cơ sở Rôby Tuấn - nơi gặp gỡ tâm đầu ý hợp của hai anh chàng máu mê và mơ mộng: Võ Rôby - Huỳnh Thanh Tuấn. Vườn cảnh Rôby Tuấn đặt tại Trung tâm Triển lãm Quy Nhơn có nhiều "siêu phẩm" thượng thặng nếu xét về giá trị thương mại, song theo chủ nhân, "bạt phong" mới chính là sáng tạo để đời. Cây mai 30 năm tuổi vốn được Tuấn Rôby tìm thấy ở Phù Mỹ và quyết mua bởi sức cám dỗ mê hoặc của đoạn gốc có thế - dáng lạ.Đùm túm đưa về Quy Nhơn, sau 4 năm nuôi dưỡng, tạo tác, Rôby Tuấn kịp trình làng cuộc phá cách táo bạo, vượt ra ngoài khuôn mẫu truyền thống về những thân mai dáng trực, cành nhánh tròn trịa, cân đối, tượng trưng cho sự ngay thẳng, thanh cao và viên mãn.Cây mai ngày Tết thường mang vác những tâm niệm, ký thác tốt lành. "Bạt phong" trái lại, lấy phong ba bão táp làm hình tượng, lấy rũ rượi, ngả nghiêng, xô lệch làm đường nét, là kết quả của một cảm hứng gai góc, dữ dội. Dữ dội, gai góc nhưng không rối rắm, xô bồ, cẩu thả."Lý lẽ" sáng tạo nằm ở chỗ: Thần thái tự nhiên, cơ bản của cây được chắt lọc, nâng niu, nhấn nhá thành một tổng thể thâm trầm, giàu ý tưởng. Điều quan trọng nhất là kỳ công bức phá của nghệ nhân được dân trong nghề chia sẻ. Hiện Rôby Tuấn dù hàng ngày vẫn chăm sóc cây mai, nhưng sở hữu nó là một người khác sau cuộc trao đổi có mệnh giá 120 triệu đồng- giới hạn hiếm hoi so với các cây mai cùng tầm vóc, tuổi tác. "Vật chủ" khác trong vườn Rôby Tuấn là cặp sanh "lưỡng long tranh châu". Nghề chơi cũng lắm công phu. 12 năm trước, khi phát hiện ra chúng tại một nhà vườn An Nhơn, cả Tuấn lẫn Rôby đều ngẩn ngơ trước những cây sanh dáng rồng, chi cành khỏe khoắn, tư thế đối nghịch, bổ sung, hô ứng nhau như sự sắp đặt "trời cho". Đã thế, lại là loại lá răm (lá nhỏ), đọt đỏ, thuộc hàng thượng phẩm, quý hiếm trong trăm giống sanh từng được nhận diện.Mất 8 năm "nuốt nước miếng" đi về, nỉ non, cạy cục, cơn khát cặp sanh lạ của Tuấn Rôby mới được giải tỏa. Cặp sanh bấy giờ đã phung phí nhiều tư thế tiềm năng. Phải thêm 4 năm cặm cụi dẫn dụ, uốn nắn, cắt tỉa, phối lên đá cảnh...., hai ông chủ mới có được món "hàng độc" hiện nay.

alt
Nói cây sanh, không thể không nhắc tới Nguyễn Nghĩa Đàn. Ông Đàn chọn sanh làm hồn cốt cho vườn cảnh hàng ngàn chậu xuất phát từ những tính toán kiểu "chắc cú". Một, ông hướng ra thị trường phía bắc, nơi chuộng đại thụ, thích săm soi chiều kích, sự hoành tráng, mạnh mẽ, sum suê, sung mãn. Hai, công việc và sự bận rộn mách bảo ông lánh xa lãnh địa đài các, đỏng đảnh, năm ăn năm thua rủi ro mạo hiểm của lan, mai.Ở "vương quốc" của mình, Nguyễn Nghĩa Đàn là người "sản xuất" các ý tưởng dựa vào kết quả thẩm định tiềm năng dáng thế từng cây; việc "thi công", có đội ngũ nghệ nhân làm công ăn lương đảm trách. Cây sanh, với sức sống mãnh liệt, dẻo dai của nó, khả dĩ thỏa mãn yêu cầu "giải phẫu thẩm mỹ" cùng những ngón nghề dao kéo, những phương án thử nghiệm, thăm dò, cắt ghép, hoán cải, chuyển thế mà ông gọi là rộng đường sáng tạo.Vườn sanh Nguyễn Nghĩa Đàn quả nhiên là một thế giới muôn hình vạn trạng, quằn quại đau thương và hân hoan phồn thực; dồn ép và giải thoát; bay bổng và trầm tư...Khác Nguyễn Nghĩa Đàn hay Tuấn Rôby, nghệ nhân Phước Lộc chủ yếu thi triển công phu trong một không gian chật chội gồm khoảnh sân bên dưới, dải lan can và chút nắng trời tận dụng cạnh dây phơi tầng trên. Ông Lộc nay gần 70 tuổi, cựu chiến binh, một tay quay phim chụp ảnh có danh, là người trung thành với nguyên tắc kinh điển "cổ, kỳ, mỹ" suốt mấy mươi năm buồn vui cùng sinh vật cảnh.Để hình thành một cây cảnh nghệ thuật, có khi cần 4 - 5 năm, có khi hơn; ông gọi đó là quá trình đào tạo- một quá trình bất tận, liên tục, không ngừng nghỉ, không được phép thỏa mãn. Bởi như ông cắt nghĩa, cái "thành đạt", cái khiến mình rung động ngày hôm nay, đến lúc nào đó rất có thể thành lạc hậu, nhàm chán, hết duyên quyến rũ.Phải chỉnh sửa, phải "đào tạo lại" để nuôi dưỡng sự liền lạc của cảm xúc thưởng ngoạn. Tình trạng vô giá, hiểu theo nghĩa giá cả vô chừng, tùy thời điểm, tùy tâm trạng, tùy người chơi của cây cảnh nghệ thuật do đấy mà ra. Không nệ chủng loại, vườn nhà ông Lộc là tập hợp "thập loại chúng sinh", có trắc, có sanh, linh sam, có diệp hạ châu, có sơn trà... Điều khiến ông lao tâm khổ tứ tìm kiếm, "đào tạo" là những sản phẩm có hình thế quái lạ, là bản lĩnh ứng dụng kỹ thuật "lão hóa" phôi thô, "chưa cổ nhưng làm như cổ"...Trở lên là mấy ví dụ rời rạc nhân chuyến khảo sát thuận đường tại Quy Nhơn. Chưa ai cất công xếp hạng hoặc một kết quả xếp hạng như vậy là không nên có, song chắc chắn, những cơ sở tạo được dấu ấn, bản sắc riêng, sở trường, sở đoản riêng trong đội hình đông đúc 9.500 hội viên sinh vật cảnh Bình Định sẽ còn rất nhiều.
alt

Một vốn... bốn mươi lời

Giới buôn bán sinh vật cảnh luôn né tránh có chủ ý những câu hỏi liên quan đến doanh số, lỗ lãi. Thường thì họ giấu "đầu vào" hoặc chỉ "đơn cử" một vài thương vụ. Tôi không có lựa chọn nào khác hơn là... mò mẫm suy luận, cóp nhặt, gá ghép, xâu chuỗi các dẫn chứng lại với nhau. Kết quả không đến nỗi nào.Người ít "giấu bài" nhất là cựu chiến binh Phước Lộc. Ông Lộc nói thẳng, chính cây cảnh đã làm thay đổi cuộc sống gia đình ông, cho con cái ông cơ hội học hành, thành đạt; biến ngôi nhà xập xệ nhàu nhĩ thành cơ ngơi đường bệ; khiến người vợ quanh năm đầu tắt mặt tối, mỗi sáng lót dạ bằng mẩu bánh mì chay thành bà chủ thảnh thơi nhàn tản. Bí quyết thành công khi tạo tác cây cảnh, theo ông Lộc, là đừng nghĩ tới chuyện kinh doanh, mua bán. Cứ dồn hết tâm can vào đó, tự nhiên sẽ gặp tri kỷ. Chỉ vào cây trắc "long thăng", dáng rồng, ông cho biết: "Tôi mua 3 triệu cách đây vài tháng. Giá hiện nay cầm chắc 30 triệu. Tôi chưa bán vì còn mê chơi, mê sửa sang, tu bổ". Cách đó không xa là cây sanh dáng đa, ông Lộc bảo không thích "công trình" này bằng cây trắc, nhưng thông tin kèm theo thì dễ làm người nghe cảm thấy... bồn chồn: "Giá mua 25 triệu. Đã có người trả 350 triệu. Giá bán 500 triệu".Là người nghiêm cẩn, thủ tín, lắm khi ông không ngần ngại từ chối những thương vụ hậu hĩ. Hồi năm kia, đưa một cây trắc đi triển lãm, có vị khách ưng ý dạm mua 4.000 đô, ông nhất quyết khước từ dù giá "đầu vào" chỉ vài trăm ngàn bạc và dù người mua cam kết chịu tổn thất nếu sự cố xảy ra. Lý do: Cây trắc của ông hãy còn yếu ớt.Chủ cơ sở Nghĩa Đàn chỉ "bạch hóa" khoản lãi 40 triệu đồng từ vụ trao đổi chớp nhoáng cây sanh mua ở Phước Hiệp giá 350 triệu. Với cây sanh quần thụ, dáng đa, hình rồng cao 3m, tán rộng 4,5m mà một đại gia tên Hùng "Sâu" tận Vĩnh Phúc nâng lên 1,2 tỉ đồng sau hai lượt ngã giá, ông Đàn trước sau cứ lấp lửng, quanh co.
Rốt cuộc thì tôi cũng... đoán ra, để có cây sanh về sau thành "hàng độc", hơn một năm trước, cách thức của ông là trao đổi ngang giá một cây sanh khác ước chừng 60 triệu, kèm bộ kiểng 2 triệu đồng. Cuối cùng, ông Nguyễn Nghĩa Đàn cũng lấy chiếc Inova đen cáu cạnh ra... làm chứng cho thành quả dầm sương dãi nắng. Chiếc xe 650 triệu đồng xác nhận mức độ "thật thà khai báo" đến đâu thì... trời biết và ông Đàn biết. Dẫu sao, cũng nên cung hỉ phát tài!

Cây cảnh: Vừa chơi vừa hốt bạc

Cây và nước trong Phong Thủy

Không gian sống, dù rộng hay hẹp, nếu được bố trí thêm cây xanh, mặt nước thì mọi góc độ sinh hoạt - vật chất đến tâm linh - đều thanh thoát, sinh động và dễ chịu hơn.
alt
Cây và nước trong Phong Thủy Không gian sống, dù rộng hay hẹp, nếu được bố trí thêm cây xanh, mặt nước thì mọi góc độ sinh hoạt - vật chất đến tâm linh - đều thanh thoát, sinh động và dễ chịu hơn. Xu hướng hiện nay ai cũng mong muốn được gần gũi với thiên nhiên. Mọi người đều muốn tìm cho mình sự nhẹ nhõm, thanh thoát sau những áp lực của cuộc sống thường ngày. Ðiều này tạo nên phong trào tạo dựng sân vườn trong khuôn viên nhà mình. Những khu vườn nước ngày càng được ưa chuộng trong các ngôi nhà hiện đại. Một góc vườn, cầu thang hay góc nhà... có thể đem lại màu xanh, tạo không gian thư giãn tinh tế. Việc này không hề bị bó buộc dù chủ nhân có một ngôi nhà rộng cho cả một khu thủy tạ, hay ta chỉ có một góc sân.

Hồ nước hay bể cá, non bộ trước nhà còn là điểm tụ thủy và tiểu cảnh rất được ưa dùng trong nhà ờ sân vườn. Khi sắp xếp cây bon sai non bộ thường tuân thủ theo các thế truyền thống (Tam Ða, Tứ linh, Ngũ hành, Phụ Tử). Vì đây là biểu tượng vũ trụ quan thu nhỏ của triết học đông phương chứ không đơn thuần là trang trí. Nước trong non bộ nên là nước động để kích hoạt nguồn khí, có thể chảy róc rách, thác đổ hay bể tràn tùy theo đặc tính, chủ đề non bộ hoặc tính cách gia chủ. Ðối với nhà phố hay chung cư, diện tích và khoảng trống thường không đủ để làm am nước và trồng cây lớn mà việc đặt non bộ trong nhà còn gây ẩm thấp. Vì thế chỉ nên dùng bể cá có cây tiểu cảnh loại nhỏ. Còn am nước trong sân vườn cần có khu đất tương đối rộng, ít nhất là 2m x 1m, sâu 0,8 - 1,2 m. Vị trí bạn chọn nên ở nơi dễ dàng ngắm cảnh từ cửa sổ, ban công, phòng khách... Những cơn mưa sẽ làm giúp bạn nhiệm vụ thay nước. Nhưng mỗi năm ít nhất 2 - 3 lần bạn cũng nên rút hết nước cũ, làm sạch lòng ao và xả nước mới. Những loại cây thích hợp trồng chung quanh ao như: thủy trúc, chuối cảnh, cẩm tú mai, dừa cảnh... Trong am nên trồng hoa súng là loài cây dễ sống, có hoa và những chiếc lá xoè rộng trên mặt nước.Dân gian có nói: “Thủy sinh Mộc”, cây không thể sống và phát triển tốt nếu thiếu nước. Trong bố trí cây xanh cho Dương trạch, cần phải xem cây xanh và mặt nước là hai yếu tố không thể tách rời. Chúng bổ sung, tương hỗ cho nhau. Cây là Dương, đón nhận ánh sáng gọi là Dương quang và hút nước từ đất (Âm thủy). Do đó nhìn cây xem mạch đất chính là nhờ sự liên hệ Thủy Mộc tương sinh.

Trong nhà ở truyền thống bố cục cây xanh - mặt nước - công trình theo phong thủy là từ cổng vào sân trước có hồ nước (hoặc ao sen) nằm về phía Nam khu đất, tức là đầu hướng gió mát để đưa hơi nước lan tỏa trong sân nhà. Cây xanh kề cận mặt nước thường là cây thấp (vườn rau, vườn hoa) hoặc cây thân cao không rụng lá (cau, dừa) .
Theo Thanhniên
Cây và nước trong Phong Thủy

Thăm vườn cây cảnh “triệu đô”

Xuân Tân Mão, ngoài các đền chùa, Văn Miếu, Bảo tàng dân tộc học... người Hà Nội còn có những điểm đến thú vị khác. Một trong những điểm đến đó chính là Thành Công kỳ viên, khu vườn cây cảnh với nhiều loại cây quý hiếm mới được ra mắt nhân dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Tọa lạc tại 41 phố Yên Duyên, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai - Hà Nội, Thành Công kỳ viên với diện tích gần 3.000 m2 với hàng trăm cây kiểng được các chuyên gia đánh giá có chất lượng cao, mỗi cây là một tác phẩm nghệ thuật sống động.

Theo ông Nguyễn Trọng Thành, chủ nhân của Thành Công kỳ viên, vườn cảnh này có tới hơn 200 cây cảnh nghệ thuật với trên 40 chủng loại cây khác nhau như Tùng, Sung, Sanh, Si, Đa, Đề, Du, Nguyệt quế, Lộc vừng... Trong đó đáng chú ý nhất là cây tùng La Hán cổ thụ ước định gần 300 tuổi, được cụ Lê Mỹ Cát, một nghệ nhân trên 90 tuổi và là chủ tịch danh dự của Hội cây cảnh nghệ thuật Hà Nội đặt tên “Thanh tùng ngạo tuyết” (Tùng xanh khinh tuyết).

Theo đánh giá của nhà nghiên cứu sinh vật cảnh Lê Quang Khang, Thành Công kỳ viên hội tụ đủ bốn thành tố: mộc, thạch, ngư, cầm (cây, đá, cá, chim), và tất cả đều đạt được sự kỳ mỹ. Các vật thể trong vườn được sắp đặt đúng vị trí tạo nên một vẻ đẹp hài hòa. Thú vị nhất là Thành Công kỳ viên thể hiện được cách chơi thâm thúy của người Việt Nam là lấy cảnh để tải đạo.

Để có được vườn cây như ngày nay, suốt gần 20 năm qua, ông Thành đã dày công sưu tập, tìm kiếm cây phôi với đủ chủng loại, dáng vẻ, từ nhiều vùng miền trong nước và nước ngoài, đưa về tạo tác lại thế, dáng và thổi hồn cho từng cây. Vì vậy, tuy mới đi vào nghệ thuật cây cảnh khoảng mười lăm năm nay nhưng trong kỳ viên của ông Thành lại có khá nhiều cây có tuổi thọ hàng trăm năm.

Có người cho rằng khu kỳ viên có giá tới hàng trăm tỉ đồng nhưng có người cho rằng giá trị của khu vườn cây thật khó xác định bằng tiền. Ông Thành tâm sự, có những cây khi mua ở dạng phôi chỉ vài chục triệu đồng nhưng sau dăm, bảy năm chăm sóc, tạo dáng có cây đã được trả giá tới vài tỉ đồng. Thế nhưng có nhiều cây đã được ông chủ vườn giữ lại vì “mê cây hơn mê tiền”.

"Nếu tôi ham tiền hơn thì chắc chắn sẽ không bao giờ có được khu vườn thế này", ông Thành nói.

Thanh Niên Online xin giới thiệu một số hình ảnh về vườn cây cảnh độc đáo này.


Tác phẩm “Hồn quê” với hình ảnh đặc trưng nông thôn miền Bắc Việt Nam


Ngoài hàng trăm cây cảnh quý hiếm khu vườn còn được điểm xuyến bằng tiểu cảnh “sơn thủy hữu tình”


Cây đào đã từng được trả giá tới gần 200 triệu


Khung cảnh thiên nhiên của kỳ viên


Cây tùng La Hán cổ thụ gần 300 tuổi là điểm nhấn nổi bật của khu vườn


Một loạt các tác phẩm đặc sắc của Thành Công kỳ viên


Thăm vườn cây cảnh “triệu đô”

Cực vui với cây cảnh... mặt người

Những chiếc chậu hoa với ý tưởng sáng tạo đầy bất ngờ này là một sản phẩm của công ty Kazahstan Good. Mỗi trạng thái biểu cảm trên gương mặt của con người lại phù hợp với một loại hoa hay cây cảnh khác nhau…


Cực vui với cây cảnh... mặt người

Những chiếc chậu hoa với ý tưởng sáng tạo đầy bất ngờ này là một sản phẩm của công ty Kazahstan Good. Mỗi trạng thái biểu cảm trên gương mặt của con người lại phù hợp với một loại hoa hay cây cảnh khác nhau…


Cực vui với cây cảnh... mặt người

Popular Posts