Trong trí nhớ và trong mắt cha tôi, Hà Nội cổ truyền tan biến dần cùng với sự ra đi của những cây cối mà kỷ niệm bám víu vào.Và, vào một dạo xuân, khi cây gạo gốc sần sùi thân cao ngất đứng trước đền Ngọc Sơn, hầu như mùa cuối cùng buông rơi những bông hoa ngô nghê, cha tôi lặng lẽ ra đi trên chiếc ghế, nơi ông tâm tưởng về lòng trung hậu giữa người đời, lòng trung hậu ngay cả với cỏ cây quanh ta.Đã đành, cây là cây. Mọc, lớn, chết. Chết già, chết thui, chết chặt. Thoát chết thui và chết chặt, thành cổ thụ.Cổ thụ, đứng giữa rừng, thân to, tán rộng, sống lâu mà trông vẫn cường tráng, vẫn ngây ngô.Cổ thụ, đứng đầu làng, cạnh những ngôi đền, đình và chùa, giữa người đời và thánh thần, nhìn thấy và nhịn chịu tất thảy, trông giống hệt các bô lão, phải gọi chúng là cụ mới phải. Nhiều khi chúng còn cao tuổi hơn cả những ngôi đình và nếp chùa, già nua hơn những con đường lát gạch móm mém. Và, giả dụ biết nói, chúng sẽ kể cho ta nghe câu chuyện miên mam về những niềm vui và những nỗi thống khổ của các kiếp người và kiếp cây. Làng quê ta đâu đâu cũng bắt gặp những cây - bô lão như thế. Muốn ngả mũ chào, muốn cài dắt nén nhang, tựa như đứng trước một ngôi miếu vô danhÔi, những cây đa, cây đề, cây si, cây bàng quê ta, bởi sao mà chúng đậm hồn Việt đến thế.
Trong trí nhớ và trong mắt cha tôi, Hà Nội cổ truyền tan biến dần cùng với sự ra đi của những cây cối mà kỷ niệm bám víu vào. Và, vào một dạo xuân, khi cây gạo sốc sần sùi, thân cao ngất đứng trước đền Ngọc Sơn mùa cuối cùng buông rơi cùng buông rơi những bông hoa ngô nghê, cha tôi lặng lẽ ra đi trên chiếc ghế mây, nơi ông tâm tưởng về lòng trung hậu giữa người đời, lòng trung hậu ngay cả với cỏ cây quanh ta. Ông ra đi, như cây già, chết tại chỗ vậy.Cho đến bây giờ, mỗi lần đi trên đường Điện Biên Phủ (xưa kia là đường Cột Cờ), tôi chưa bỏ được thói quen đếm xem còn bao nhiêu cây đa để về mách lại với Ông.
Ở Hà Nội, còn có những đường phố cây trồng theo quy củ từ thời Pháp thuộc; độc cây sấu, độc cây xà cừ, long não, sao đen… Những thứ cây trồng theo trật tự ấy, thoạt đầu chỉ cốt để lấy bóng mát, mọc lâu cũng có được tính riêng đâu. Nói đến đường phố nào, nhớ ngay đến hình ảnh cây cối ở đó, trước khi nhớ đến kiến trúc. Đường Phan Đình với bốn hàng cây sấu, đường Tràng Thi với hai hàng cây bàng rõ to, sao mà đẹp, mà sang, mà nhã đến thế. Đường phố bởi vậy mà có thương hiệu, thương hiệu tạo nên bởi cây. Núp dưới bóng cây hầu như là tất cả: Phật, thánh, thần, ma quỷ, nhà, quán, người đời… Ở Hà Nội, quán nào mà tìm được gốc cây, có đất rộng mươi mét vuông và có tán lá rộng là cuốn hút được khách đến với mình. Nơi những cái quán ấy, cây trở thành cái trụ của ngôi nhà không có mái, trở thành ông chủ của cái tiệm, tạm bợ mà bám trụ lại lâu. Người ta hẹn nhau đến quán này quán nọ, theo gốc cây. Riêng tôi có thói quen chiều chiều, gọi bạn, đến gốc bàng ở ngã ba phố Chân Cầm và Lý Quốc Sư, uống bia. Ở góc phố rộng hơn vài cái chiếu đôi ấy, hễ ngồi xuống là quên hết: sự chật chội, sự nhếch nhác, sự ngó nhòm đầy hiếu kỳ của những ông Tây bà đầm lướt qua trên những chiếc xích lô.Tôi cứ hay tự vấn, vì sao những cây ở các đường phố mới, vừa trồng mà thân đã có hình hài nghiêng ngả và cong queo, chẳng khác gì những ông cụ non. Thì ra, chỉ vì tiếc công, tiếc tiền và lười biếng mà những người cắm chúng xuống đất, không kẹp vào mấy cái que. Như người ta kẹp răng, cho đỡ vẩu vậy.Quả đúng là cây cối góp phần tạo nên một góc cái duyên, cái riêng của cảnh sắc Hà Nội. Và, nếu nói kiến trúc Hà Nội là một quỹ văn hoá - vật chất độc hiếm, một di sản đô thị thì cây cối cũng không thể tách rời khỏi cái vốn liếng ấy. Y hệt như sông hồ không thể tách lìa khỏi cái cơ thể thống nhất của Hà Nội
Đã ai làm cái việc kiểm kê xem trong quỹ cây xanh Hà Nội, có những loại cây gì? Cây gì là phù hợp nhất, lợi ích nhất, đặc trưng nhất? Đã ai kiểm kê xem Hà Nội ta có bao nhiêu cây thuộc diện cổ thụ, đại cổ thụ? Đã ai nghĩ đến việc duy dưỡng chúng, giải thoát chúng khỏi những cái ôm quắp đến nghẹt thở bởi nhà phố? Đã ai kiểm kê xem những còn phố nào, những đoạn phố nào có những loại cây góp phần định đoạt diện mạo không lặp lại, cho chúng?Đã ai nghĩ đến việc bổ khuyết những loài cây quý hiếm đang mất dần, làm cho những con phố trở nên hẫng hụt? Ai nghĩ tới việc chữa trị những cây - bô lão đang thoi thóp?
Cây cổ thụ, một dạng di sản, góp phần gìn giữ bộ nhớ cho đô thị.Một lần tản bộ, nhận ra trên đường Trần Phú ở Hà Nội, người ta trồng sấu non vào chỗ những cây mới chết. Một lần tản bộ trên đường Lê Lợi ở Huế, thấy người ta trồng cây long não non vào những cây mới đổ.Mừng và hy vọng, thay cho cây.
No comments:
Post a Comment