Những "tỷ phú" tuổi trẻ
Về làng Cơ Giáo vào một ngày áp tết, con đường bê tông mới trải, thẳng tăm tắp như dẫn những vị khách tò mò về một làng nghề có nhiều tỷ phú .
Bác Nguyễn Văn Hoán - Trưởng thôn Cơ Giáo hồ hởi khoe: "Làng có hơn 100 hộ với hơn 500 nhân khẩu, nhà nào cũng có cây cảnh. Nhờ nó mà làng chúng tôi có rất nhiều tỷ phú".
Theo chân bác Hoán, chúng tôi tới thăn vườn cây cảnh của anh Nguyễn Văn Chí. Thật ngạc nhiên, trước mặt chúng tôi không phải là một "lão nông" với thú vui tao nhã của tuổi xế chiều, mà là người thanh niên đĩnh đạc, đôi mắt sáng, với nét thư sinh ở tuổi 36.
Anh tâm sự: "Có hơn 700 cây, trồng trong 3 vườn. Chủ yếu là Sanh, Lộc Vừng, Sung…”. Anh cười, chỉ vào cây sanh cổ thụ nói: "Cây sanh trăm tuổi này, tôi mua năm 1998 ở đường Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), giá của nó lúc đó bằng cả biệt thư ở Hà Nội. Bây giờ, có vài người muốn mua với giá cả chục tỷ đồng, nhưng tôi chỉ bán cho những ai thực sự tâm huyết và hiểu biết về cây".
Cây Sanh cổ thụ có giá chục tỷ đồng
khi chúng tôi đến, có rất nhiều người đang thăm vườn cây cảnh. Anh Nguyễn Trí Thành - người chơi cây cảnh ở Hải Dương ngạc nhiên: “Làng có nhiều vườn cây rất đẹp. Người dân đã biết làm giàu từ cây cảnh. Đến làng Cơ Giáo hôm nay, tôi rất bất ngờ trước sự thay đổi, phát triển này”.
Anh Giang - Chủ tịch Hội làm vườn thôn Cơ Giáo cho biết: “ Trong làng đã thành lập hội làm vườn, với 25 hội viên, nhằm khích lệ “tinh thần” của những người làm cây cảnh. Mỗi hội viên sở hữu hàng trăm gốc cây cảnh, nhiều cây có giá trị cao”.
Nguồn hàng của làng Cơ giáo rất phong phú, cây cảnh có thể được chuyển về từ Phú Thọ, Hà Tĩnh, Quảng Trị…cũng có khi từ chính những vườn cây của các hộ dân trong làng.
Anh Giang tâm sự : "Những ngày đầu rất khó khăn do thiếu vốn và chưa quen với việc chăm sóc cũng như kỹ thuật tạo thế cây nên nhận nhiều “quả đắng” lắm. Nhưng "người đi trước chỉ bảo người đi sau" nên giờ đã có những thành công bước đầu.” Vừa nói, anh vừa chỉ vào ngôi nhà ba tầng được xây dựng cầu kỳ nổi lên giữa bạt ngàn chậu cây cảnh.
Tạo dáng cây, rèn nết người
Nhờ việc buôn bán cây cảnh "gặp thời" mà người làng Cơ Giáo đã có cuộc sống khấm khá hơn. Việc trồng cây, chăm sóc, tạo dáng và thế cây cũng tạo công ăn việc làm cho gần chục lao động. Theo Bác Hoán: “Thu nhập bình quân của mỗi người làm công khoảng hai triệu đồng”.
Chăm sóc cây đòi hỏi đức tính kiên trì, tỉ mẩn và bàn tay khéo léo
Anh Nguyễn Văn Hùng - chủ vườn cây cảnh làng Cơ Giáo cho biết: "Trước đây, khi chưa có nghề cây cảnh, người dân chỉ biết trông vào vụ lúa, vụ khoai. Nhưng từ khi cây cảnh phát triển, mọi người đều có công ăn việc làm, có thu nhập cao, ổn định nên ai cũng vui".
Anh Khánh (quê Phù Ninh - Phú Thọ) vừa cắt cành, tạo dáng cho cây Sanh tâm sự: "Công việc ở đây cũng không mấy vất vả, lại hoà nhập cùng thiên nhiên nên vui lắm. Bây giờ, cố gắng làm thật tốt, sau này về quê cũng tạo vườn cây cảnh cho riêng mình".
Tuy nhiên, đặc thù của công việc này cần đến sự tỉ mẩn, bàn tay khéo léo, tinh tế và lòng kiên nhẫn. Nên những người “làm bạn” với cây đều rất vui vẻ, thoải mái và còn rất trẻ.
Anh Tào Xuân Hợp - người làng góp chuyện: "Công việc là một phần, ngoài ra việc chăm sóc tạo dáng cho cây cũng rèn được nhiều đức tính lắm. Tạo dáng cho cây mà hấp tấp, nóng vội là coi như hỏng".
Làng cây cảnh Cơ Giáo còn có hẳn một đội hơn 40 người chuyên làm các loại chậu cây, phục vụ các vườn trong làng. Anh Bùi xuân Thức - người làm chậu cảnh cho biêt: "Mỗi ngày thương “kiếm” được trăm nghìn, công việc cũng ổn định. Mình không có duyên với cây thì giúp cây thêm đẹp, đó là điều nên làm".
Anh Hiệp - Thư ký hội làm vườn Cơ Giáo tếu: "Làm việc với cây nhiều, nên anh em ở đây hiền lắm, không xích mích, gây gổ với ai bao giờ. Chỉ tu chí tính chuyện làm giàu thôi”.
Xuân mới đang về, làng cây cảnh Cơ Giáo cũng tất bật, hối hả chuẩn bị cho ra thị trường những sản phẩn đẹp nhất. “Đây là nghề có thu nhập cao, nhưng không phải ai cũng làm được. Nếu muốn học tạo dáng cây, “làm bạn” với cây, cứ về đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn, có học có nên mà” anh Hiệp nở nụ cười tiễn khách.
Quang Sơn
Tổng hợp kỹ thuật hay trong khi trông và chăm sóc cây cảnh....Cách chăm sóc cây cảnh trong chậu cho cây phát triển tốt .Cây cảnh sau khi được trồng vào chậu và sinh trưởng ổn định, bộ rễ phát triển, tàn lá ra xanh tươi, ...
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Popular Posts
-
Những kiểu vườn loại này vừa gọn nhẹ, vừa dễ di chuyển, lại không tốn nhiều công sức và chi phí. Vì cây treo có hai loại: loại cây...
-
Đồng điệu Linh sam Đặt tính : Hai cây linh sam dáng văn nhân tạo thành bộ: Đồng điệu Linh sam. Cây lớn có chiều ao khoảng 1,2 m. Thân gốc k...
-
Cũng như hoa giấy, hoa trà, hoa hải đường, hoa lộc vừng có nhiều loài khác nhau. Có loài lộc vừng lá tròn, loại lá dài, loài hoa mầu hồng, l...
-
Trang trí ban công mùa hè sẽ giúp bạn tạo một không gian sống mát mẻ hơn. Đó cũng là cơ hội để thể hiện cá tính sáng tạo cho ngôi nhà của ...
-
Nhà bạn may mắn vì có được một khu vườn, bạn có thể trồng vô số các loại cây xanh bonsai theo ý thích của bạn. Nhưng bạn cần lưu ý khi trồng...
-
Hiện nay sanh đang là cây chơi phổ biến ở miền Bắc và miền Trung, miền Nam cũng đã bắt đầu chơi sanh. Như vậy có thế nói sanh là cây cả...
-
Thế giới tự nhiên luôn ẩn chứa những điều kì diệu và dưới đây là câu chuyện về những kỷ lục kì lạ nhất trong thế giới thực vật! 1. Cây cao n...
-
Khung cửa sổ nhỏ nhà bạn sẽ trở nên dịu dàng và tràn ngập sức sống với những bồn hoa xinh, những loại hoa lá đua nhau khoe sắc rực rỡ trong ...
-
Một nét đẹp hồn nhiên thôn trang gần gũi đang dần bị mai một tại mỗi đoạn đường quê, đó là hình ảnh bao ngõ nhỏ với đôi bờ giậu xanh được x...
-
Cây cảnh Việt Nam - Cường họa sỹ là cái tên mà người yêu cây đặt cho nghệ nhân Đặng Xuân Cường (Thanh Xuân - Hà Nội). Trước đây ông là mộ...
No comments:
Post a Comment