Trước đây nhiều người thường hay kén chọn những loài cây quý hiếm có chỉ số sống lâu như tùng, bách, sanh, si, đa, kim quít…để làm kiểng. Nhưng gần đây giới trẻ phóng khoáng hơn, ít quan tâm đến chủng loại mà họ cho có giá trị thực sự của một tác phẩm bonsai là ý nghĩa, tâm hồn, tài năng và sức sáng tạo của nghệ sĩ .
Trong thiên nhiên cây nào cũng đẹp, cũng đáng yêu nhưng dù sao đó cũng là cái đẹp tự nhiên, nếu không có sự nâng niu, cắt lọc từ những bàn tay tài hoa lịch lãm của con người thì cái đẹp đó cũng chỉ là tương đối chứ chưa gọi là hoàn chỉnh. Tuy nhiên trong quá trình đục đẽo, cắt khoét, uốn sửa mà chúng ta can thiệp một cách thô bạo có thể làm cho cây biến dạng thái hoá, kiểu quạ thành “công”, mèo thành “chồn” thì không thể gọi là nghệ thuật. Người xưa thường nói “ người đi nhanh trên cát không để lại dấu vết gì” Người chơi Bonsai cũng như thế, không để lại dấu ấn thô thiển của bàn tay mình trên vết cắt, đục khoét, hoặc tạo ra những đường thô thiển làm cho cây bị dị dạng, gò bó, tàn nhánh trở nên rời rạc, mất hết vẻ thanh thoát.
Cái đẹp thì muôn hình muôn vẻ nhưng con đường tìm tồi cái đẹp thật lắm gian nan. Có cây mới nhìn đã thấy đẹp nhưng cũng có cây mất nhiều thời gian mới khám phá cái sâu lắng vốn dĩ tiềm ẩn từ bên trong. Một tác phẩm Bonsai được gọi là tương đối hoàn thiện là một cây già nua cổ kính, còn giữ nét hoang sơ, đường nét dịu dàng gợi lên được sự rung động mỹ cảm ngay từ lúc đầu. Cụ thể các vết cắt phải liền sẹo, tàn nhánh hài hoà với tổng thể tàn nhánh của cây, trong đó dáng thế của cây là phần quyết định .
Tiếp đến, đó là bộ rễ phải phơi bày trên mặt chậu với đầy vẻ sung mãn và kiêu hãnh. Một bộ rể lý tưởng bao giờ cũng nổi trên mặt giá thể gợi lên sự vững chải và bền bỉ với đất trời. Cây càng già rễ càng trồi lên, tượng trưng cho sự chiến thắng trong cuộc đấu sinh tồn. Vỏ cây có thể lồi lõm, sần sùi nhưng không mang dấu vết chắp nói thô kệch. Vòm cây phải thoáng không được che khuất thân cây, nhất là lá phải nhỏ phù hợp với kích thước của cây và nào cũng xanh tươi nom mơn mởn..
Trong nghệ thuật Bonsai hoa và trái chỉ là yêu tố phụ vì theo quan điểm của người Á Đông đời hoa quá ngắn ngủi so với sự trường tôn vĩnh cữu của Bonsai. Nhiều người gọi Bonsai là những cổ thụ được tiểu hình hoá chiều cao con lại khoảng 10cm tới trên một mét, đặt trong chiếc chậu cạn cân đối hài hoà. Còn tỉ lệ cân xứng với đường kính gốc với chiều cao của cây thương là từ 1/5 đến 1/7. Chúng ta thường chia Bonsai làm nhiều loại như Bonsai mini, kiểng trung, kiểng sân nhưng người nhật lại coi Bonsai như là một nghệ thuật sống nên họ thích chia ra làm nhiều nhóm như Bonsai lá xanh, Bonsai rụng lá, Bonsai bông, Bonsai trái. Giá trị của chậu Bonsai thường bắt nguồn từ thiên nhiên có khi người chơi phải chăm sóc từ 5 đến 10 năm và phải dồn vào đó cả tâm huyết của mình mới có thể tạo ra một sản phẩm vừa ý. Đặc điểm của nghệ thuật Bonsai là tự do phóng khoáng là sự tái tạo thiên nhiên không có sự sao chép và mô phỏng một cách thụ động tuỳ tiện mà không biết lược bỏ các chi tiết rườm rà, chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết, nhất là phải biết tôn trọng một số nguyên tắc chung, đó là qui luật tự nhiên. Chẳng hạng cây càng già tán ngọn càng tròn và các nhành trên cao thường bị xô dạt về phía sau(xuy phong) trái lại cây càng tơ thì đầu càng nhọn biểu hiện cho sự vươn lên đầy ứơc vọng. Cây cảnh thu nhỏ tượng trưng cho cây già lâu năm đứng trơ trụi một mình giữa đất trời bao la, dáng dấp và phong thái cao quí, tiên phong đạo cốt. Đó chính là sự quân bình thiên liêng trong vũ trụ nói lên sự khôn ngoan minh triết của con người.
Như vậy Bonsai là một nghệ thuật -nghệ thuật sống - và nó là kết quả của một quá trình lao động. Từ nhhững cây hoang dã nếu được những bàn tay tài hoa của con người tác động vào, cộng thêm thời gian chăm sóc, giá trị của một cây hoàn chỉnh có thể lên đến vài chục triệu tới vài trăm triệu đồng.
Người chơi Bonsai trước hết phải kiên trì nhẫn nại và phải khôn ngoan và am hiểu cuộc sống của từng chủng loại, đặc biệt là có lòng thương yêu cây cỏ, coi đời sống của cây cỏ như một phần xương thịt của mình. Có như vậy mới thật sự tìm được sự yên tĩnh của tâm hồn trong mối quan hệ ứng xử của con người với thiên nhiên, như nhà văn Sơn Nam đã viết: cây kiểng đóng vai trò như một viên ngọc, cái đỉnh đồng. Nó làm thoả mãn khát vọng đựợc hoà mình vào vạn vật nhưng không đượm màu sắc huyền bí nó chỉ thơ mộng như một bài thơ siêu thoát hiền lành
Tổng hợp kỹ thuật hay trong khi trông và chăm sóc cây cảnh....Cách chăm sóc cây cảnh trong chậu cho cây phát triển tốt .Cây cảnh sau khi được trồng vào chậu và sinh trưởng ổn định, bộ rễ phát triển, tàn lá ra xanh tươi, ...
Monday, 26 November 2012
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Popular Posts
-
Những kiểu vườn loại này vừa gọn nhẹ, vừa dễ di chuyển, lại không tốn nhiều công sức và chi phí. Vì cây treo có hai loại: loại cây...
-
Đồng điệu Linh sam Đặt tính : Hai cây linh sam dáng văn nhân tạo thành bộ: Đồng điệu Linh sam. Cây lớn có chiều ao khoảng 1,2 m. Thân gốc k...
-
Cũng như hoa giấy, hoa trà, hoa hải đường, hoa lộc vừng có nhiều loài khác nhau. Có loài lộc vừng lá tròn, loại lá dài, loài hoa mầu hồng, l...
-
Trang trí ban công mùa hè sẽ giúp bạn tạo một không gian sống mát mẻ hơn. Đó cũng là cơ hội để thể hiện cá tính sáng tạo cho ngôi nhà của ...
-
Nhà bạn may mắn vì có được một khu vườn, bạn có thể trồng vô số các loại cây xanh bonsai theo ý thích của bạn. Nhưng bạn cần lưu ý khi trồng...
-
Hiện nay sanh đang là cây chơi phổ biến ở miền Bắc và miền Trung, miền Nam cũng đã bắt đầu chơi sanh. Như vậy có thế nói sanh là cây cả...
-
Thế giới tự nhiên luôn ẩn chứa những điều kì diệu và dưới đây là câu chuyện về những kỷ lục kì lạ nhất trong thế giới thực vật! 1. Cây cao n...
-
Khung cửa sổ nhỏ nhà bạn sẽ trở nên dịu dàng và tràn ngập sức sống với những bồn hoa xinh, những loại hoa lá đua nhau khoe sắc rực rỡ trong ...
-
Một nét đẹp hồn nhiên thôn trang gần gũi đang dần bị mai một tại mỗi đoạn đường quê, đó là hình ảnh bao ngõ nhỏ với đôi bờ giậu xanh được x...
-
Cây cảnh Việt Nam - Cường họa sỹ là cái tên mà người yêu cây đặt cho nghệ nhân Đặng Xuân Cường (Thanh Xuân - Hà Nội). Trước đây ông là mộ...
No comments:
Post a Comment