Sunday, 9 December 2012

Cac dao Truong Sa do Viet Nam kiem soat va dong quan

Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa gồm có thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây, xã Sinh Tồn, và khu bảo tồn biển Nam Yết (đang đề nghị).

Hiện đang có 21 đảo do quân đội nhân dân Việt Nam đóng giữ được Việt Nam thông báo (chưa kể các đảo chưa có quân nhưng đã được Việt Nam kiểm soát)


9 đảo nổi là : An Bang (Amboyna Cay) , Phan Vinh(Pearson Reef) , Trường Sa (Trường Sa Lớn, Spratly Island) , Trường Sa Đông (Đá Giữa, Central London Reef)Sinh Tồn (Sin Cowe Island) , Sinh Tồn Đông (Đá Nhám, Đá Grisan, Đá Đờ Ri San, Sin Cowe East Island, Grierson Reef) , Song Tử Tây (Southwest Cay) , Nam Yết(Namyit Island) , Sơn Ca (Sand Cay) 


12 đảo chìm là: Đá Nam (South Reef) , Đá Lớn (Great Discovery Reef) , Thuyền Chài (Barque Canada Reef) ,Cô Lin (Collins Reef/Johnson North Reef) , Len Đao(Lansdowne Reef) , Tiên Nữ (Pigeon Reef/Tennent Reef) , Núi Le (Cornwallis South Reef) , Tốc Tan (Alison Reef) ,Đá Tây (West London Reef) , Đá Đông (East London Reef), Đá Lát (Ladd Reef) , Đá Thị (Núi Thị, Petley Reef) 

(Thực ra 12 đảo chìm này đều có những ghềnh đá nổi trên mặt nước)

B. Cụ thể các điểm đóng quân và các điểm trong tầm kiểm soát như sau

Việt Nam đang đóng quân trên các điểm đảo như sau:

Cụm Song Tử:

1. Đảo Song Tử Tây (Southwest Cay) có Hải Đăng Song Tử Tây, và trạm khí tượng Song Tử Tây



2. Đảo Đá Nam (South Reef)


Cụm Nam yết hay cụm Tizard (Tizard Bank/Tizard Reefs)

3. Đảo Nam Yết (Namyit Island)


4. Đảo Sơn Ca (Sand Cay)



5. Đảo Đá Lớn (Great Discovery Reef) 3 điểm đóng quân

6. Đảo Núi Thị (Đảo Đá Thị, Petley Reef)

Cụm Sinh Tồn (Union Reefs)

7. Đảo Sinh Tồn (Sincowe Island)


8. Đảo Sinh Tồn Đông (Sincowe East Island, còn có tên cũ là Đá Nhám, Đá Grisan, Grierson Reef)


9. Đảo Cô Lin (Collins Reef/Johnson North Reef)

10. Đảo Len Đao (Lansdowne Reef)

Cụm Trường Sa

11. Đảo Trường Sa Lớn (hay Trường Sa, Spratly island), có trạm khí tượng Trường Sa

12. Đảo Đá Lát (Ladd Reef) có hải đăng Đá Lát

13. Đảo Phan Vinh (Hòn Sập, Pearson Reef) 2 điểm đóng quân

14. Đảo Trường Sa Đông (Đá Giữa, Central London Reef)

15. Đảo Đá Tây (West London Reef) 3 điểm đóng quâncó Hải Đăng Đá Tây

16. Đảo Đá Đông (East London Reef) 3 điểm đóng quân

17. Đảo Tốc Tan (Alison Reef) 3 điểm đóng quân

18. Đảo Tiên Nữ (Pigeon Reef/Tennent Reef) có hải đăng Tiên Nữ

19. Đảo Núi Le (Cornwallis South Reef) 2 điểm đóng quân

Cụm An Bang

20. Đảo An Bang (Ambonay Cay) có hải đăng An Bang

21. Đảo Thuyền Chài (Barque Canada Reef) có 3 điểm đóng quân

Quần đảo Trường Sa đang được Việt Nam giữ 21 đảo với tổng cộng 33 điểm đóng quân

Vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (mỗi địa điểm có một số nhà giàn DK1) nằm giáp ranh Trường Sa

22. Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) đã có 5 nhà giàn được xây dựng là DK 1/1(Tư Chính A hay Tư Chính1, bị lỗi kỹ thuật không còn sử dụng), DK 1/5 (Tư Chính B hay Tư Chính 2, bị lỗi kỹ thuật và hiện không còn sử dụng), DK1/11(Tư Chính C hay Tư Chính 3), DK 1/12(Tư Chính D hay Tư Chính 4), DK1/14(Tư Chính E hay Tư Chính 5)

23.
 Bãi Vũng Mây (Rifleman Bank/Johnson Patch) Lưu ý là ở đây dễ nhầm lẫn giữa Rifleman Bank (là cả vành đá rộng) và Johnson Patch (một bãi nhỏ nằm trong vành đá rộng) đều có tên là Vũng Mây. Thực tế Rifleman Bank (tức là bãi Vũng Mây "to") gồm 12 bãi đá trong đó bao gồm Johnson Patch (tức là bãi Vũng Mây "nhỏ"), bãi Ba Kè (Bombay Castle), Bãi Đinh (Kingston Shoal), Bãi Đất (Oriena shoal/Orleana shoal)....

24.
 Bãi Ba Kè (Bombay Castle) có hải đăng Ba Kè, là một phần của bãi Vũng Mây rộng lớn, đã có 4 nhà giàn được xây dựng là DK1/4(Ba Kè A hay Ba Kè 1, bị bão đánh sập năm 1990
), DK1/9 (Ba Kè B hay Ba Kè 2), DK1/20 (Ba Kè C hay Ba Kè 3),DK1/21(Ba Kè D hay Ba Kè 4)

25.
 Bãi Phúc Nguyên (Prince Consort Bank) đã có các nhà giàn được xây dựng là DK1/6 (Phúc Nguyên 1, đã bị bão giật đổ
), DK1/15(Phúc Nguyên 2), 2A/DK1/6(Phúc Nguyên 2A, thay cho DK1/6, nhưng sau đó 2A/DK1/6 cũng bị bão giật đổ ngày 13/12/1998
)

26.
 Bãi Phúc Tần (Prince of Wales Bank) có hải đăng Phúc Tần, đã có 5 nhà giàn được xây dựng DK1/2(Phúc Tần A), DK1/3 Phúc Tần (đã bị bão giật sập vào đêm 4/12/1990
), DK1/16 (Phúc Tần B), DK1/17 (Phúc Tần C), DK1/18(Phúc Tần D)

27.
 Bãi Huyền Trân (Alexandra Bank) có hải đăng Huyền Trân có 1 nhà giàn DK 1/7 Huyền Trân

28.
 Bãi Quế Đường (Grainger Bank) có hải đăng Quế Đường có 2 nhà giàn DK1/8 (Quế Đường A), DK1/19( Quế Đường B)
(Ngoài ra có một nhà giàn khác DK1/10 ở bãi Cà Mau, không có tên DK1/13 để tránh con số 13 xui xẻo. Trong số 15 nhà giàn đã sử dụng có 8 nhà giàn có bãi đỗ trực thăng ở trên nóc

Tổng cộng đã có 21 nhà giàn DK1 được xây dựng, hiện tại còn sử dụng 15 nhà giàn, trong đó có 8 nhà giàn có bãi đỗ trực thăng ở trên nóc

Các địa điểm không đóng quân nhưng thực tế Việt Nam kiểm soát(do rất gần các đảo Việt Nam đang chiếm và không có TQ, Phillipin, Malaysia ở gần)

29. Đá Phúc Sỹ (Đá Higen, Higgens Reef, không chắc chắn là đã đóng quân, nhưng chắc chắn là trong vùng kiểm soát)
30. Fancy Wreck Shoal (chưa có tên tiếng Việt) nằm gần đảo Sinh Tồn Đông
31. Coronation Bank (chưa có tên tiếng Việt) nằm gần với đảo Trường Sa
31. Đá An Bình (Đá Rốt Tên, Ross Reef) nằm gần đảo Sinh Tồn Đông
33. Đá Vị Khê (không có tên tiếng Anh) nằm rất gần đảo Sinh Tồn Đông (Sin Cowe East Island)
34. Bãi Nguyệt Sương (Stag Shoal/Stay Shoal) nằm ở khoảng giữa của Đá Đông (East London Reef), Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef) và đảo An Bang (Ambona Cay)
35. Đá Nhỏ (Small Discovery Reef) rất gần với Đá Lớn (Great Discovery Reef)
36. Đá Đền Cây Cỏ (Western or Flora Temple Reef) nằm ở phía tây của Đá Lớn (Great Discovery Reef)
37. Đá Nhạn Gia (không có tên tiếng Anh) rất gần đảo Sinh Tồn
38. Đá Sơn Hà (Đá Ren, Gent Reef)
39. Đá Tam Trung (không có tên tiếng Anh) 
40. Đá Nghĩa Hành (Lovele Reef) [Đá Sơn Hà, Đá Tam Trung và Đá Nghĩa Hành ở khoảng giữa của 2 đảo Việt Nam đang đóng quân là đảo Sinh Tồn và đảo Côlin]
41. Bãi Ngọc Điền (Trung Quốc gọi là Bãi Chu Ứng, Jubilee Bank) rất gần đảo Đá Lát
42. Đá Hà Tần (Lizzie Webber) rất gần các điểm đóng quân đảo Thuyền Chài, thực ra là một phần của bãi Thuyền Chài rộng lớn
43. Bãi Chim Biển (Đảo Chim, Owen Shoal) nằm trong vùng kiểm soát của các nhà giàn bãi Vũng Mây, bãi Ba Kè
44. Đá Núi Môn (Maralie Reef and Bittern Reef) rất gần đảo Phan Vinh (Pearson Reef)
45. Đá Núi Cô (Cay Marino) gần đảo Núi Le (Cornwallis South Reef)

Cũng có thể hải quân Việt Nam đang co ke hoach kiểm soát thêm một số đảo, bãi nữa (không chắc chắn vì chưa có những thông báo)
Nhung thong tin va hinh anh Trường Sa ngày nay
Tập tin:Đảo Đá Tây.JPG
hai dang va dao da tay

Sau 36 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành, quần đảo Trường Sa đang từng ngày thay da đổi thịt, khoác lên mình màu áo mới.
Cái mới của quân và dân huyện đảo Trường Sa hôm nay, không chỉ “điện, đường, trường trạm” và một màu xanh của hàng nghìn loài cỏ cây, hoa lá, mà còn có những ngôi nhà còn thơm mùi sơn mới san sát kề nhau, trẻ em tíu tít tới trường bi bô học chữ.
Lung linh điện sáng giữa đêm trường
Qua hơn hai ngày đêm lênh đênh trên biển, tàu HQ960 của Đoàn 125 Hải quân đã đưa chúng tôi đến Trường Sa. Tàu thả neo cập bến lúc 3 giờ sáng. Chúng tôi nhoài người về phía Trường Sa. Cả Trường Sa bừng sáng lung linh ánh điện giữa một vùng mênh mông biển nước. Những cây cột điện cao vút thẳng tắp, chạy quanh mép đảo hắt ánh sáng ra xa. 6 giờ sáng, chúng tôi xuống xuồng và hành quân vào đảo. Ấn tượng đầu tiên đặt chân lên cát và sỏi đá là một màu xanh bạt ngàn của hoa lá cỏ cây.
Chiến sĩ Trường Sa tuần tra quanh đảo.
Chiến sĩ Trường Sa tuần tra quanh đảo.
Không để mọi người ngạc nhiên trước sự đổi thay của đảo, đại tá Trương Công Thế - Phó Chính uỷ Bộ Tư lệnh vùng 2 Hải quân cười nói: “Các anh các chị ngạc nhiên về Trường Sa à. Trường Sa hôm nay đã khác ngày xưa. Bây giờ Trường Sa đã có điện, có đường, có trường, có trạm chẳng khác gì đất liền. Ban ngày điện dùng cho sinh hoạt học tập, ban đêm điện chiếu sáng khắp đảo. Bây giờ không phải dùng máy nổ nữa, tất cả đã được tự động hoá từ sức gió và năng lượng mặt trời, quân và dân Trường Sa phấn khởi lắm”.
Nếu từ tháng 4 năm 2008 trở về trước, Trường Sa chưa có điện. Đêm về, cả đảo “ẩn mình” như một doi cát nhỏ lọt thỏm giữa đại dương. Tối phải nổ máy phát điện để bộ đội học tập, huấn luyện. Điện chỉ được dùng theo tiêu chuẩn 6 giờ/ngày. Còn nay, nguồn điện cung cấp liên tục 24/24 giờ. Nguồn điện ấy bắt nguồn từ sự sáng tạo, mồ hôi và công sức của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, với sự đầu tư trên 37 tỉ đồng để lắp đặt toàn bộ hệ thống chiếu sáng bằng năng lượng sạch từ sức gió và mặt trời.
Với 210 cột đèn, 220 tấm pin tích tụ năng lượng, 10 cột quạt sức gió, đã cung cấp nguồn điện dồi dào cho toàn bộ đảo Trường Sa Lớn, Trường Sa Đông và Nam Yết. Ngày khánh thành, cả đảo Trường Sa bừng lên như ngày hội. Đảo nào cũng rực rỡ cờ hoa. Đi đâu cũng gặp gương mặt rạng ngời niềm vui của quân và dân huyện đảo. Binh nhất Nguyễn Tiến Cường - ở đảo Trường Sa lớn - vui mừng nói với đoàn: “Em không nghĩ Trường Sa lại hiện đại đến thế. Từ ngày có điện bằng năng lượng mặt trời, chúng em được xem tivi thoả thích. Tối đến, cả tiểu đội đi trên con đường mới ngắm ánh điện lung linh. Bây giờ đi tuần tra không cần đèn pin nữa, không phải đọc thư nhà, viết thư cho bạn gái dưới ánh trăng nữa”.
Đảo xanh giữa biển xanh
Các chiến sĩ Trường Sa ca hát cùng văn công.  Ảnh: Trần Mạnh Tuấn.
Các chiến sĩ Trường Sa ca hát cùng văn công. Ảnh: Trần Mạnh Tuấn.
Ở Trường Sa có hàng nghìn loài cỏ cây hoa lá mọc trên các triền cát, đan xen phủ kín sỏi đá khô cằn. Nếu cây phong ba, bão táp sừng sững hiên ngang được trồng quanh mép đảo, như vật che chắn, như điểm tựa vững chắc của chiến sĩ, thì câu bàng vuông là người bạn tâm tình được trồng trong khuôn viên, sân bóng chuyền. Mùa này hoa bàng vuông nở trắng muốt. Khách từ đất liền ra thăm, ai cũng muốn có một tấm hình lưu niệm bên gốc phong ba, hoặc “khoe” mình với hoa bàng vuông trong bạt ngàn nắng gió.
Chị Nguyễn Thị Xuyến - Phó Bí thư thường trực Tỉnh đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu đã bật khóc khi một chiến sĩ tặng chị nhành hoa muống biển và nói: “Lính đảo Trường Sa chẳng có gì ngoài loài hoa thuỷ chung này. Xin tặng chị, hãy coi đó là món quà nhỏ bé, là sức sống Trường Sa trong hàng ngàn hoa lá cỏ cây ở đây”. Chiến sĩ Phạm Văn Mạnh ở đảo Sinh Tồn Đông tâm sự: “Màu xanh ở đảo tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của chúng tôi. Chúng tôi đã mang mầm xanh từ đất liền ra trồng. Mỗi cây phong ba, mỗi giàn muống biển đều thấm đẫm mồ hôi công sức, máu và nước mắt của bao đồng đội và nhân dân trên đảo. Chính màu xanh ấy đã giúp chúng tôi yêu đời hơn, sống ở đảo xa mà như ở đất liền”.
Ngoài cây xanh do cán bộ chiến sĩ và nhân dân trên đảo trồng, còn có cả sự góp sức của các đoàn công tác mỗi lần ra thăm đảo. Tỉnh đoàn Bến Tre tặng đảo Trường Sa 20 cây dừa ươm để Trường Sa xanh hơn, đẹp hơn.
Trường Sa ngày mới
Đến Trường Sa vào những ngày giữa tháng 4, có rất nhiều đoàn công tác ra thăm các chiến sĩ. Mọi người đều ngạc nhiên trước sự đổi thay, phát triển của quân và dân huyện đảo. Trường Sa không chỉ có ánh điện lung linh và hàng trăm nghìn loài cỏ cây hoa lá, mà còn có những ngôi nhà của bà con ngư dân còn thơm mùi vôi mới và những công trình đang xây dựng như Bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm, nhà tưởng niệm Bác Hồ do tỉnh Nghệ An hỗ trợ kinh phí 4 tỉ đồng, nhà khách thủ đô do nhân dân Hà Nội quyên góp trị giá 16 tỉ đồng.
Quạt gió năng lượng điện thắp sáng cho đảo Trường Sa.
Quạt gió năng lượng điện thắp sáng cho đảo Trường Sa.
Dưới tán cây phong ba này, những chiến sĩ hải quân trằn mình trong nắng lửa huấn luyện sẵn sàng chiến đấu; ở ô tàu kia, những chàng trai vạm vỡ đang kéo chài bắt cá; dưới mái trường đỏ chót màu ngói mới nọ là những em học sinh tíu tít nô đùa, bi bô học chữ. Cô giáo Bùi Thị Nhung phấn khởi trong căn nhà mới, cho biết: “Vợ chồng tôi chọn đảo này để lập nghiệp sinh sống. Chồng tôi cũng là bộ đội. Ở đây cũng có đầy đủ tivi, điện, nước ngọt như ở đất liền, lại được các đơn vị bộ đội hải quân quan tâm giúp đỡ. Trường Sa đã thực sự đổi mới.
Quân và dân Trường Sa ai cũng phấn khởi, quyết tâm một lòng xây dựng đảo. Nhiều gia đình đã nuôi được cả trăm con gà, vịt, nuôi chó và trồng cây ăn quả. Rau xanh cũng không hiếm như ngày xưa nữa. Gia đình nào cũng có tivi kỹ thuật số bắt sóng bằng đầu thu vệ tinh; có đầu máy, tủ lạnh đắt tiền; đời sống văn hoá tinh thần thoải mái”.
Khi hỏi việc học tập của các em học sinh trên đảo, cô Nhung vui mừng: “Được dạy chữ cho các em học sinh ở nơi đặc biệt này, tuy vất vả nhưng đó là niềm hạnh phúc của tôi. Tất cả quần áo, sách vở cho các em đều có bộ đội hỗ trợ. Ở đây có 4 lớp học. Các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 4 học chung một cô. Bây giờ điện đã về, lớp đã có bàn nghế khang trang, dụng cụ học tập đã đầy đủ, cô trò chúng tôi chỉ lo sao dạy cho giỏi, học cho tốt để không phụ lòng quan tâm của các chú bộ đội Trường Sa”...
Khó có thể kể hết về cái mới và những tấm lòng hiếu khách, thân thiện của quân và dân huyện đảo Trường Sa. Điều để lại trong lòng chúng tôi sau chuyến đi này là sự đổi thay phát triển của một Trường Sa ngày mới, một “thành phố” sầm uất giữa lòng biển cả nơi ngàn trùng sóng nước, là sự khâm phục những chiến sĩ hải quân kiên cường nơi tuyến đầu tổ quốc.

No comments:

Post a Comment

Popular Posts