Monday, 26 November 2012

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Vạn Niên Tùng




Vạn niên tùng là loại cây đa niên tuổi thọ có thể đến hàng trăm năm, thích nghi rộng với nhiều vùng đất, nhưng phát triển tốt trên đất phù sa, cây ưa sáng (cây phát triển tốt khi có đủ ánh sáng).

Nhân giống bằng phương pháp vô tính: Chiết cành hoặc giâm cành. Cành giâm trong giai đoạn vườn ươm cao từ 15 - 20 cm, nên giữ cây trong bóng râm từ 30 - 45 ngày, sau đó có thể đưa ra nắng trong giai đoạn này nên dưỡng cây con trong bầu để tiện việc chăm sóc, khi cây cao từ 80 cm trở lên có thể trồng xuống đất. Cây phát triển tốt trên nhiều loại đất, nhưng nên trồng trên đất thịt để khi bứng cây không bị rả bầu.
Giá thể sử dụng ươm cây con: Mụn dừa và trấu, với tỉ lệ 70% mụn dừa, 30% trấu; Khi dưỡng cây con trong bầu có thể trộn thêm phân hữu cơ đã oai mục, với tỉ lệ 20 - 30% phân hữu cơ, 30% trấu, 40 - 50% mụn dừa.

Phân bón:
Khi cây trong giai đoạn vườn ươm (khoảng 2 tháng) phun phân bón lá 10 ngày/lần, liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì, che mát khoảng 40 - 50%.
Khi cây còn nhỏ (có chiều cao từ 20 - 50cm) pha phân NPK 16-16-8 hoặc 20-20-15 để tưới, nên tưới vào lúc chiều mát, không nên tưới khi cây đang ra đọt non, cách 15 - 20 ngày tưới 1 lần, liều lượng 1kg tưới 1.000 cây, có thể phun bổ sung phân bón lá; Lượng phân tăng dần theo tuổi cây.
Khi cây từ 3 năm tuổi trở lên bón từ 40 - 50 gram/gốc, không nên bón phân khi cây ra đọt non.

Phòng trừ sâu bệnh:
Sâu hại: Phổ biến có 2 đối tượng sâu hại là rầy mềm và sâu vẽ bùa tấn công khi cây vừa nhú đọt non cần chú ý phun thuốc để phòng trừ trong giai đoạn này, có thể sử dụng dầu khoáng DC - Tronlec hoặc các loại thuốc trừ sâu thông thường khác.
Bệnh hại: Rải rác xuất hiện bệnh lỡ cổ rễ hoặc khô đầu ngọn, có thể phun thuốc Aliete, Ridomil, v.v…
Tưới nước: Cây có khả năng chịu hạn tốt, nhưng cần chú ý tưới đủ nước để cây phát triển tốt. Mùa nắng khi cây còn nhỏ có thể tưới 2 ngày/lần; khi cây lớn có thể 3 - 4 ngày tưới 1 lần tùy theo độ ẩm của đất. Cây ít mẩn cảm với nước mặn, nhưng không chịu được nước phèn.
Tạo dáng cho cây: Tùy theo sở thích có thể tạo dáng thẳng đứng hoặc bon sai. Là cây thân dẻo dể uốn sửa để tạo dáng..

Một số ý khác:
Đối với cây Vạn Niên Tùng và Tùng Trung quốc về kỹ thuật trồng và chăm sóc giống nhau, cả 2 loại đều dễ trồng. Nếu muốn trồng với quy mô lớn, trước khi trồng phải đắp mô, mô rộng từ 60 - 70 cm, cao tùy theo mực thủy cấp trong vùng tránh bị nước ngập; hàng cách hàng 2m, cây cách cây từ 1,5 - 2m (khoảng cách trồng có thể tăng giảm tùy điều kiện thực tế và mục đích sử dụng cây)

Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng





Cũng như hoa giấy, hoa trà, hoa hải đường, hoa lộc vừng có nhiều loài khác nhau. Có loài lộc vừng lá tròn, loại lá dài, loài hoa mầu hồng, loài hoa mầu đỏ, loài hoa mầu vàng, loài hoa trắng. Loài nào hoa cũng ra từ thời điểm từ tháng 6 đến tháng 8 âm lịch (mùa mưa nhiều). Tuy nhiên, cùng chế độ chăm sóc, nhưng ta thường thấy loài lộc vừng lá tròn bao giờ cũng ra hoa sớm, bông dài và lâu tàn hơn loài lộc vừng lá dài.

1.Về cách trồng:

Các dụng cụ như: ang, bể , chậu… trồng lộc vừng nhất thiết phải có lỗ thoát nước. Đất trồng lộc vừng tốt nhất là đất mầu trộn thêm trấu, xỉ than lò gạch đập nhỏ và ít phân chuồng hoai mục.

Trồng xong tưới nước để giữ độ ẩm vừa phải cho cây ra rễ mới. Khi cây phát triển mạnh, chứng tỏ bộ rễ ở dưới đã khỏe, ta tưới nước thỏa mái cho cây phát triển nhưng cũng không được để úng nước. Đầu rễ bị ngập trong nước không thoát được khí sẽ bị thối, chết dần từ đầu rễ vào, làm cây héo rũ rồi chết.

Còn muốn để bầu cây lộc vừng ngâm trong ang, bể, chậu… thì khi mới trồng vào ang, bể, chậu… phải xếp gạch hoặc đá quanh bầu, thường xuyên tưới nước giữ độ ẩm, khi nào bộ rễ phát triển mạnh bao quanh bầu đất, bò ra cả ngoài gạch đá thì ta bỏ gạch đá ra, bịt lỗ thoát lại,ngâm cho bầu rễ trong nước thỏa mái cây vẫn phát triển tốt và ra hoa đúng mùa.



2. Về cách chăm sóc:

Cũng tương tự giống như chăm sóc các cây cảnh khác. Trồng đảm bảo kĩ thuật thì việc chăm sóc đơn giản. Chỉ cần đặt bồn ở nơi thoáng đãng để cây phát triển đều ở cả 4 phía. Hàng ngày chú ý tưới nước giữ độ ẩm tối đa cho cây.

Thường xuyên quan sát diệt trừ sâu bọ bằng cách dùng kẹp hoặc phun thuốc. Hàng tháng tưới nước phân bổ sung cho cây một lần. Hai, ba năm trồng lại, thay đất mới cho cây một lần để đảm bảo cho cây luôn đủ chất dinh dưỡng phát triển và ra hoa đúng mùa.



3. Trường hợp cây bị úng nước, lá héo rũ, khắc phục bằng cách:

Nếu cây mới trồng thì phải vặt bỏ toàn bộ lá cây rồi khoan lỗ sát đáy để cho nước thoát nhanh, sau đó để 2-3 ngày bầu đất khô mới tưới nhẹ giữ độ ẩm cho cây phát triển.

Trường hợp cây trồng đã lâu, nay bị úng thì có hai cách khắc phục. Một là vặt bỏ tất cả lá rồi khoan lỗ như trên, sau đó đào bỏ đất, rễ xung quanh thành chậu độ 10 phân ( từ miệng chậu xuống tận đáy) cho đất, phân, trấu trộn đều vào thay phần đất, rễ mới đào bỏ ra, tưới nhẹ nước vào khi nào thấy nước chảy ra các lỗ thoát là được.

Cách thứ hai là vặt bỏ lá rồi đánh bầu cây ra, khoan lại lỗ thoát nước cho thông, cắt bỏ phần rễ thối, rễ khô già, sau đó cho đất, phân mới vào trồng lại như cách trồng đã nêu ở trên.

Nguồn cung cấp cây bonsai



Có hai cách để có cây Bonsai cho mình Thu thập trong thiên nhiên hay mua ở vườn kiểng.

Trong thiên nhiên nếu vì lý do nào đó không thể bứng cây được thì có thể thu lượm hột đẻ gieo lấy cành ngọn để ươm. lấy mặt để ghép chiết nhánh để trồng, ...


Như vậy, có thể tạo kiểng Bonsai bâng nhiều nguồn:
Tạo kiểng bonsai từ thu thập trong thiên nhiên
+ Ưu điểm:
- Rút ngắn được thời gian
- Có thêm loài mới lạ

+ Khuyết điểm: gian nan và không đơn giản

Chọn cây:
Trong thiên nhiên bạn phải chọn lựa những loài có thể làm Bonsai vì không thể cây gì cũng có thể trồng cho nó nhỏ lại được. Đơn giản nhất là chọn những loài có lá nhỏ hơn là những loài có lá rừng. Không phải bạn đi dạo bình yên trốn núi và cậy Bonsai mơ ước sẽ hiện ra trước mặt mà chỉ một phần: gốc, cành, rễ đáp ứng được yêu cầu, bạn cần phải bứng trồng rồi sửa chữa. Thường những loài như vậy chỉ có ở vách đá cheo leo, nơi khô cần khốc liệt, nơi đá sỏi, nàng gió liên miên. Một khi đã phát hiện được bạn phải có cuốc xẻng, bao bì và có sức khỏe để bứng cây.



Bứng cây:
- Thời gian thích hợp để bứng cây là vào đầu thời kỳ phát triển của cây thường vào cuối mùa khô đầu mùa mưa hay đầu mùa xuân
- Dọn sạch cỏ rác quanh gốc cây
- Tỉa bớt cành nhánh không cần thiết
- Đào một rãnh quanh gốc cây để bứng gốc cây với một bầu đất nguyên vẹn
- Bầu đất có kích thước to nhỏ tùy theo kích thước của cây. Không nhất thiết phải giữ lại tất cả rễ cây. Cắt bỏ những rễ già, to, những rễ lồi rá khỏi giới hạn của bầu đất

- Tỷ lệ giữa cành và rễ được giữ lại khoảng 6/4. Một khi đã bứng lên thì phải nhanh chóng gói kín bấu đất lại bằng rơm, giấy báo hay bẹ chuối và bọc lại bâng túi nylon rồi buộc dây cho chặt



- Tránh làm bể bầu khi di chuyển.

Trồng và chăm sóc:
Chọn chậu phù hợp: kích thước của chậu tùy thuộc vào hệ rễ cành và chiều cao của cây


Có thể đây là giai đọan dưỡng cây nên chưa nhất thiết chọn chậu phù hợp với cây
Đổ đất tho vào khoảng ¼ chậu rồi phủ một lớp mỏng đất mặt

Mở bao ở bầu đất ra, cẩn thận đừng để bể bầu
Cắt bỏ những rễ bị tổn thương
- Cho vào chậu rồi thêm đất mặt vào cho được nửa chậu. Tốt nhất là dùng đất nơi cây đó sống vỗ vào thành chậu sao cho đất ém sát vào hệ rễ, Thêm đất cho lấp rễ nhưng không quá tràn lên mặt chậu vì như thế khi tưới nước sẽ trôi mất.



- Dùng tay ém nhẹ khéo hư rễ non ở dưới
- Phủ thêm rơm rạ, rêu hay rễ bèo để tránh mất nước nhất là mùa khô.

- Sau khi trồng, cần buộc chắc cây vào chậu để tránh gió làm lay động gốc cây hay làm cây ngả đổ, nhất là với những cây cao.
- Cắt bỏ bớt cành, lá để giảm sự thóat nước của cây

Tưới nước nhẹ hạt ở gốc rồi cho toàn cây
- Để chậu vào nơi râm mát, ít gió, không để trực tiếp ngoài nắng
- Tưới nước tối đa hai lần ngày, đừng để quá ẩm dễ thối cây
- Khi các chồi có dấu hiệu phát triển tăng dần độ nắng sáng lên và bắt đầu tưới phân cho cây



Sửa chữa:
Khi cây đã khỏe mạnh (6-12 tháng sau khi trồng) ta bắt đầu sửa chữa
- Nếu cây có một số lượng phong phú rễ cám và một ít rễ to thì ta có thể cắt bỏ các rễ to đi. Ngược lại nếu chỉ có vài rễ lớn thì chỉ cát bỏ từng rễ một qua từng năm một, bằng cách này ta giới hạn được phần rễ trong chậu và làm cây chậm phát triển

- Phần cành lá ta tiến hành hai bước: cắt bỏ tất cả các cành nhỏ (chi) ngay cả cành lớn không ít lợi – Đó là “trút bỏ” những kẻ ăn “hại” giữ lại các chi khác ngòai việc sẽ tạo dáng vẻ cho tương lai nó còn gây ra hoạt động hữu ích trong việc vận chuyển nhựa nuôi các vết thương mau liền. Một khi hệ rễ đã định hình và vết thương đã lành sẹo ta tiến hành bước thứ hai: Là bỏ những cành nhỏ không ích và uốn nắn các chi khác để định hình cây Bonsai.



- Mất đi từ 4-5 năm để các chi nhô chuyền đổi thành cành và cây lấy được và đặc sắc riêng của tác phẩm. Từ khởi thủy việc sưu tầm cây trong thiên nhiên để làm Bon sai là cách duy nhất và phấn lớn những tuyệt tác nhiều tuổi nhất cũng do từ trung thiên nhiên mà có. Cho đến nay đây vẫn là nguồn Bonsai hấp dẫn đối với chúng ta.

Chậu trồng bonsai




Theo đúng nghĩa, Bonsai là một cây trồng trong chậu thì chậu để trồng phải thật hài hòa với cây đem trồng. Mặc dù chậu mang một ý nghĩa chủ yếu về thẩm mỹ, nhưng chất lượng của nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sống của cây...


Điều cơ bản nhất để đảm bảo cho cây sống được trong một không gian hạn chế, là chậu phải thoát nước tốt, không một gốc nào trong chậu được động nước vì rễ cây Bonsai hầu như chiếm gần hết thể tích của chậu, chỉ cần một phần của rễ cây bị úng nước, nó sẽ lan rất nhanh làm cho toàn bộ hệ rễ cây bị ảnh hưởng tiến tới thối, mủn và chết! Nếu phần đọng nước chỉ làm ảnh hưởng đến đất trồng không làm rễ ngập úng thì nó cũng làm biến dổi chất lượng đất, độ chua sẽ tăng cao và cây trồng cũng bị ảnh hưởng.

Chậu Bonsai thường rộng và nông, nên sự thoát nước thực hiện bằng một lỗ ở đáy. Tuy nhiên nếu trồng cây trong một chậu có chiều cao lớn hơn chiều rộng, cần có cả lỗ thoát nước ở bên, tỷ lệ giữa chậu và các lỗ thoát phải đảm bảo không để ứ đọng nước lâu trong chậu. Nếu chậu chỉ làm bằng đất nung không tráng men, sự thoát nước dễ dàng qua toàn bộ bề mặt chậu nên không cần phải kiểm tra thật tỉ mỉ. Muốn cho lỗ thoát nước không làm rơi đất trồng có thể lót ở đáy những chất liệu dễ thấm nước (tro, trấu, đất cục) hoặc khi trồng thì trãi đất có hạt to o dưới, mịn dần ở trên, cây Bonsai sống chủ yếu nhờ lớp đất dày màu mỡ phía trên.


Sau khi có một cái chậu đạt yêu cầu về kỹ thuật thì việc chon chậu cho thích hợp với cây trồng sẽ làm tăng giá trị thẩm mỹ của cây Bonsai, chậu phải phù hợp vừa với tầm vóc cây trồng lại phải có kiễu dáng, màu sắc để tôn thêm sự hấp dẫn của cây trồng trên đó. Đối với một cây trong giai đoạn uốn sửa hay mới trồng thì có thể dùng chậu tạm thời, nhưng bắt đầu có dáng dấp một cây Bonsai hay đang trên ý đồ uốn tỉa của nghệ nhân thì phải có một chậu phù hợp, từ đó cây Bonsai sẽ cùng với chậu trở thành một tác phẩm sống.

Hiện nay để trồng một cây Bonsai, thường dùng hai nhóm chậu là nhóm chậu Trung Quốc và nhóm chậu Nhật Bản, vì cả hai loại này đều có dáng đẹp với các nét trang trí mỹ thuật. Chậu trồng Bonsai có hình chữ nhật, hình tròn, hình bầu dục, hình vuông hay hình nhiều góc cạnh. Mặc dù hình dáng, độ sâu ra sao, chậu vẫn phải phù hợp với "cái thế", "tầm vóc" của cây, điều này tùy thuộc vào óc thẩm mỹ của mỗi nghệ nhân:

*
Chậu có đường nét thẳng thì phù hợp để trồng các cây có dáng thẳng đứng.
*
Chậu có đường cong phù hợp với cây có dáng nghiêng, cong.
* Chậu càng sâu thì trồng những cây có thân càng to, ngược lại thân cây ngắn và dày chỉ cần những chậu không sâu lắm.
* Người mới chơi Bonsai thường chọn chậu sâu và tròn vì dễ trồng, nhưng các nghệ nhân thích chọn các chậu nông, vì chậu chỉ là cái giá tựa giản đơn cho cây không hạn chế tầm nhìn và tăng giá trị của cây.
* Chậu có đường nét thanh thường để trồng những cây có thân vặn xoắn ít nhiều, để cho sự quan sát dễ dàng.
* Chậu dạng bầu dục hay tròn để trồng các cây Bonsai đang trên con đường hoàn chỉnh, có thể quan sát ở mọi gốc độ, chiều cao của cây thường gấp sáu lần chiều sâu của chậu, như vậy chiều dài của chậu gần bằng 2/3 chiều cao của cây.

Hình dáng của chậu cũng phải phù hợp với sự phân bố và hình dạng chung của tán lá:

*
Chậu tròn hay bầu dục thích hợp với những cây Bonsai không có mặt trước hoặc sau rõ rệt, hoặc có nhiều kiểu tán lá
*
Chậu có 4 cạnh sắc phù hợp với các tán lá hình tam giác.
*
Chậu hình trái xoan hoặc bầu dục phù hợp với các tán lá tròn.
*
Chậu rộng và nông thích hợp để trồng các Bonsai nhiều thân hay rừng cây. Cần chú ý một số kiểu rừng cây chỉ được thực hiện đơn giản trên một tảng đá dẹt, hơi lõm, (hoặc trên một đĩa rộng, rất nông) không dùng đến chậu.
*
Chậu nhỏ và nông dùng cho các cây Bonsai có tán lá nhỏ và bộ rễ ít phát triển, ngược lại các thân cây có tán lá lớn, bộ rễ nổi lên xù xì cần có chậu lớn để tạo thế cân bằng cho tổng thể.
*

Chậu hẹp và sâu cũng để trồng cho cây có bộ rễ nổi cao và cách xa mặt chậu để đủ đất cho rễ cọc có chỗ bám, đỡ cho các rễ nổi. Chậu hẹp và sâu cũng để trồng các cây có tán lá rũ xuống (thế thác đổ); như thế mới giữ cân bằng cho cây và chịu được tán lá nghiên và nặng.

Ngoài hình dáng màu sắc của chậu cũng ảnh hưởng lớn đến giá trị thẩm mỹ của cây Bonsai. Các màu sắc thông thường hiện nay của chậu là màu xanh dương, màu lục nhạt, màu nâu, màu đỏ, màu đất nung, màu tím đất...

Nhìn chung trong cách bố trí tổng thể, chậu phải phù hợp hoàn toàn với " các thế" của Bonsai. Ở đây chỉ gợi ý một vài thế cơ bản:

*
Thế Bonsai thẳng đứng, chọn chậu hình chữ nhật hay bầu dục, với bề sâu sắp xỉ bằng đường kính thân cây và bề rộng tương ứng với bóng tán lá rũ xuống.
*
Thế Bonsai hơi nghiêng, chọn chậu tròn, vuông, bầu dục hay hình chữ nhật có bề sâu gần bằng đường kính thân cây.
*
Thế Bonsai nghiêng, chọn chậu có cạnh thẳng đứng và hơi sâu, nếu có rễ nổi lên mặt đất, chọn chậu hơi rộng một chút để có thế cân bằng và ổn định.
*
Thế Bonsai nửa thác đổ, chọn chậu vuông lục giác, hay tròn có miệng hẹp nhưng sâu.
*
Thế Bonsai thác đổ, chọn chậu hẹp và sâu.
*
Thế Bonsai gió đùa, chọn chậu tròn hay vuông khá sâu, thường gấp 3-4 lần đường kính thân, và đường kính chậu lại hẹp để cân bằng thẩm mỹ và kiểu dáng.
*
Thế Bonsai văn nhân, chọn chậu tròn vuông, lục giác, loe miệng nhỏ hơi sâu, thường lớn hơn đường kính thân cây một chút, như vậy nó phù hợp với dáng cao, mảnh mai của cây.
*
Thế Bonsai dáng chổi, chọn chậu nông, rộng, đứng.
*
Thế Bonsai hai thân, chọn chậu hình bầu dục, nông
*
Thế Bonsai nhiều thân chọn chậu nông, rộng.
*
Thế Bonsai lùm bụi, rừng cây, chọn chậu rộng và rất nông hình tròn hay bầu dục.
*
Thế Bonsai bè gỗ, chọn chậu rộng và đất nông (như khay).
*
Thế Bonsai đá bám, nếu bộ rễ vừa bám đá vừa bám đất thì chọn chậu hơi sâu, nếu bộ rễ chỉ bám đá thì chọn chậu rất nông (như khay) để tảng đá đó lên lớp cát mỏng hay sỏi nhỏ.

Ngoài hình dáng màu sắc của chậu cũng ảnh hưởng lớn đến giá trị thẩm mỹ của cây Bonsai. Các màu sắc thông thường hiện nay của chậu là màu xanh dương, màu lục nhạt, màu nâu, màu đỏ, màu đất nung, màu tím đất... và xu hướng của các nghệ nhân ưa dùng màu tối (màu đục mờ) để tăng vẻ cổ xưa già cỗi của cây Bonsai. Do đó thường chọn màu nâu (giống màu của đất) màu xám (nhã nhặn, phù hợp với việc trưng bày trong nhà). Màu tím, đất đỏ (thổ chu) thích hợp cho các loại cây lá kim: thông, tùng... Chậu trồng Bonsai có hoa thường có màu sắc dối nghịch với màu sắc của hoa, ví dụ như hoa trắng dùng chậu màu nhạt, vàng hay lục, nếu hoa màu đỏ nhạt chọn chậu màu xanh dương đậm hay nhạt, còn hoa vàng nhạt dùng chậu màu lục đậm. Nếu hoa, lá đổi màu đỏ vàng vào mùa thu (ở các tỉnh miền Bắc), chọn chậu màu lục nhạt hay xanh dương đậm, cây có quả sặc sỡ dùng chậu màu tím đất.
Một số kiểu chậu

Vị trí cây trong chậu và sự hài hòa về kích thước của cây cũng có giá trị lớn để tăng vẻ đẹp của cây Bonsai, giữ cái thế ổn định và nâng cao tính thẩm mỹ cho người thưởng ngoạn. Cây phải thật cân xứng với chậu.

*
Đối với cây đơn độc, nếu trồng trong chậu hình chữ nhật hay bầu dục, rộng và nông thì nên trồng cây hơi lệch sang một bên, cách mép chậu về phía bên trái hoặc bên phải khoảng 7/10, tùy theo các cành nhánh, tán cây.
*
Nếu trồng ở chậu tròn, vuông hay lục giác, thì trồng cây ở ngay chính giữa, trừ kiểu thác đổ, trồng cây ở gần mép chậu nơi thân cây cong xuống.
*
Với thân cây thẳng tán lá tròn đều thì trồng cây hơi lùi về phía sau, thân nghiêng về phía trước.
*
Nếu tán cây lệch về một phía thì đặt cây nghiêng về phía dối diện ở khoảng 2/3 chiều dài của chậu.
*
Nếu thân cây nghiêng hay cong queo thì thân nghiêng về phía nào, sẽ đặt cây hơi lệch về phía đối diện và hơi nghiêng về phía trước.
*
Nếu cây có tán lá lớn lệch về một phía cũng trồng lệch ngược lại như trên
*
Nếu với Bonsai có nhiều thân từ một gốc, thì dù chậu kiểu nào, cũng đặt ngay chính giữa
*
Cây Bonsai mọc thành khóm hay bụi thì chủ đề chính vẫn ở giữa chậu, các phần phụ có thể rãi đều trên mặt, nhưng hơi nghiêng về phía trước.
*
Đối với nhóm cây hay rừng cây, thường số thân cây lẻ nên đặt cây hơi lệch về bên phải hoặc bên trái trong chậu dạng bầu dục.
* Trong nhóm có 3 cây căn bản với đường kính lớn nhất thì cây có thân lớn hơn cả là chủ thể được trồng ở vị trí thích hợp nhất lệch về một phía, cách 1/3 chiều dài cũng như 1/3 chiều rộng. Còn cây lớn thứ 2 là cây phụ được trồng gần với cây chính và gần mép hơn. Cả hai cây này được trồng thẳng đứng. Cây thứ ba là cây hỗ tương được trồng hơi nghiêng 30 độ và cách không đề 2 cây kia, cả 3 làm thành một tam giác không đều nằm gọn trong một tứ giác giữa chậu. Các thân cây còn lại có kích thước nhỏ hơn thì tùy theo vị trí mà xếp đều đặn trên một chậu. Như thế theo quy tắc về phối cảnh có thể bố trí toàn bộ rừng cây lệch về một phía như sau :
o Ba cây theo một tam giác lệch
o Năm cây theo hình thức tam giác kép
o Chín cây theo hình thức tam giác trong lục giác
o Nhiều cây không theo một hình thức nhất định và nếu thiên về một phía thì trồng dày về phía đó

Ngoài vị trí trồng cây trong chậu, kích thước của cây Bonsai cũng phải hài hòa với độ lớn của chậu. Điểm cần lưu ý là chiều cao của cây và bề rộng, dày của tán lá. Thông thường thân cây càng to thì chậu cần phải sâu, rộng. Cây có thân to, mập, nhưng thấp, chậu không cần sâu lắm, để gây ấn tượng mạnh về không gian và cự ly.

Thân cây mảnh mai đường kính nhỏ lại thích hợp với chậu nông miệng rộng, để không làm nặng đè thêm tổng thể. Bề sâu của chậu bằng hay hơi lớn hơn đường kính gốc cây Bonsai. Chiều cao của cây bằng 6 lần bề dày của chậu và chiều dài của chậu lớn xấp xỉ bằng 2/3 chiều cao thân, cũng như bằng 2/3 chiều rộng của tán cây.

Chậu cây không chỉ có nhiệm vụ tôn hết vẻ đẹp của cây Bonsai, mà còn là nơi chứa chất dinh dưỡng tối thiểu cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển. Do đó chậu nhỏ nông chỉ để trồng các cây có tán nhỏ, bộ rễ rất ít phát triển, ngược lại cây có tán lớn, bộ rễ mạnh xum xuê thì cần chậu lớn sâu, vừa tạo thế cân bằng ổng định, vừa có đủ chất dinh dưỡng cho cây sống bình thường. Cây có tán lá càng rộng thì chậu phải có bề mặt lớn, cây có hệ rễ nổi, lan rộng thì cậhu phải sâu để rễ cọc bám chặt, phù trỡ cho rễ nổi ít vững chắc.

Cây Tùng La Hán



Thuộc họ La Hán Tùng (Podocarpus macrophylllus). Cây thân gỗ phát triển quanh năm. Lá cây hình kim, lớn nhỏ dài ngắn khác nhau. Lá mọc cách dạng ốc xoắn, bề mặt màu xanh đậm, mặt lưng nhạt hơn. Cây có thể cao hơn 10m. Dáng cây đẹp, cổ xưa phong nhã. Lá cây lượn vòng, xanh tươi mạnh mẽ. La Hán Tùng là giống cây cảnh trồng ngòai vườn nổi tiếng của Trung Quốc.




La hán Tùng là cây đơn tính. Đầu mùa hè, cây đực nở hoa hình cọc có sợi màu trắng đục. Hoa của cây cái có đài hoa to, bên dưới có bốn cái vẩy dạng tuyến. Tháng 5 ra hoa, đến tháng 10 quả chín. Quả chia làm hai phần, phần trên là hạt giống, hình cầu tròn màu xanh. Phần dưới có màu tím nhạt. Khi chín quả mỏng có dạng hình trụ, biến thành màu đen. Ăn có vị chua thơm ngọt, hình dáng giống như pho tượng La Hán, nên có tên là La Hán Tùng.

La Hán Tùng sống tại lưu vực sông Trường Giang và các vùng ở phía Nam. Cây chịu râm, sợ lạnh, thích lọai đất cát ấm áp, ẩm ướt nhưng thóat nước tốt, sức chống ô nhiễm mạnh.

Sự khác biệt to nhỏ của lá La Hán Tùng rất lớn. Lá của cây thu thập được từ trên núi lớn lá gần gấp đôi lá trúc đào. Một số biến chủng của cây La Hán Tùng nuôi dưỡng theo kỹ thuật làm vườn, có lá nhỏ nhất, nhỏ hơn lưỡi chim nên được gọi là La Hán lá gạo. La hán Tùng lá nhỏ thích hợp trồng thành chậu cảnh cỡ lớn, cỡ vừa. Lá nhỏ là cây qúy, do vậy giá của cây La Hán Tùng lá gạo mắc hơn.

Các dạng cây bonsai



Tạo hóa là một nghệ sĩ tuyệt luân. Mỗi dạng cây ngoài thiên nhiên đều mang nét độc đáo với vẻ đẹp hiên ngang, hùng dũng hay ẻo lả của nó.


Cố gắng của người nghệ sĩ Bonsai là tái tạo lại toàn bộ dạng cây trong một mô thức nhỏ bé nhưng phải lột tả hết tất cả những đặc tính của thiên nhiên, cộng thêm với phần sáng tạo qua sự họa kiểu dựa theo đường nét, khối lượng, sự cân bằng của thị giác và thị hiếu trong một không gian ba chiều. Tất cả được tuân theo các quy luật thật tinh tế và khéo léo để đạt đúng nghệ thuật Bonsai: đẹp, dễ nhìn và có hồn.



Bonsai có quy luật của nó, bất cứ dạng thức nào cũng đều nằm trong một tam giác vô hình. Bonsai được tạo để nhìn từ trước chứ không phải nhìn từ chung quanh nên các cành từ phía sau phải nhiều hơn để tạo nên chiều sâu, ngược lại không có cành chỏi về phía trước chỗ người đứng ngắm nó. Các cành được cắt bớt theo lối xen kẽ tạo nên một sự hòa hợp nhịp nhàng với thân, dạng cánh rừng chỉ được dùng số cây lẻ...
Tuy Bonsai có quy luật, nghệ nhân Bonsai không bắt buộc phải cứng nhắc, mà họ có thể "phá cách" như trong thi họa, miễn là nó theo sát đường nét không chỏi lại toàn bộ và không "lạc điệu" làm mất vẻ thẩm mỹ.
Nói chung các dạng Bonsai được phân loại (categorize) theo dạng thức dựa trên yếu tố chánh là thân cây, do đó dạng Bonsai được đặt tên theo dáng diện của thân cây. Có tất cả từ 30 đến 40 dạng Bonsai:
a. Dạng một thân: (Single trunk Style)
Gồm các dạng thẳng đứng theo kiểu cổ điển, thẳng đứng kiểu tự do, dạng thân trên gỗ mục (driftwood), dạng gió rạp (windswept) , dạng rễ mọc trên đá (root over rock), dạng rủ (weeping), dạng thác đổ (cascade)... Mỗi dạng trên lại chia ra các dạng phụ.
b. Dạng đa thân: (multiple trunk style)
Hai, ba hoặc cánh rừng nhỏ. Các dạng đa thân còn chia ra tiểu loại như loại trồng trên đá hoặc loại trồng thắng cảnh (landscape).

Dẫu dưới dạng thức nào, chúng ta nên nhớ là Bonsai chỉ có một ngôn ngữ chung: phát biểu một ý thức nghệ thuật để lại những ấn tượng quý mến lâu dài trong trí người thưởng lãm.
Nên nhớ ngoài cách phân loại trên có những cây Bonsai không được xếp loại vì hình dáng độc đáo, ví dụ cây họ palm, cây chuối...

Cách tạo rêu cho cây bonsai và trên đá



Rêu làm tăng giá trị đối với cây kiểng, giúp tạo vẻ hấp dẫn cho cây.

Rêu có nhiều chủng loại và màu sắc từ hơi vàng cho đến màu xanh lục tươi, nhưng thích hợp nhất đối với cây kiểng là rêu có màu sắc dịu và tươi.

Rêu có cấu trúc nhỏ, bên ngoài giống như rễ cây nên còn được gọi là thân rễ. Rêu không lấy đi chất dinh dưỡng hoặc làm sáo trộn sinh lí của rễ cây. Ngược lại, còn có vai trò quan trọng trong việc giữ đất luôn ẩm ướt.
Ngoài rêu ra, bạn còn có thể trồng trong chậu cảnh một số cây dương xỉ nhỏ li ti, cỏ cảnh, cỏ dại…

1.Cách tạo rên cho cây
Gom rêu thành lớp và áp chặt chúng lên mặt đất hoặc phơi khô rồi trồng chúng bằng cách vãi trên mặt đất. Cách thứ hai tốt hơn, tạo ra giống rêu tự nhiên và có lớp phủ màu xanh.
Nếu cần rêu có thể được giữ trong hộp đậy kín sau khi phơi khô, hoặc tốt hơn là trồng cẩn thận ở nơi thoáng mát.
Tưới trước khi trồng nên tưới thật nhiều nước, sau đó phủ lên mặt đất một tấm nhựa trong. Khoảng 1 tuần lễ sau, rêu sẽ mọc lên.
2.Tạo rêu trên đá
Trên đá mềm hút nước, trồng rêu không khó. Có thể cạo đi lớp rêu mỏng mọc ở bên cạnh bồn hoa hoặc trên viên gạch chỗ ẩm, nghiền nhỏ, cho thêm nước để thành hồ dính, dùng bút lông hoặc bàn chải xoa lên bề mặt đá đã hút đủ nước, sau đó đặt đá vào chỗ đó ẩm mát. Nếu trộn thêm ít nước khoai tây vào thì rêu sẽ phát triển càng nhanh.
Rêu mọc quá dày làm che lấp đi hoa văn của đá, sẽ hạ thấp giá trị thưởng thức của chậu kiểng, nên phải thường xuyên dùng dao cạo rửa rêu ở chỗ không đáng có, thưa dầy kết hợp
Tóm lại, nếu trên đá có 1 lớp rêu xanh sẽ toát ra sức sống tràn trề như 1 thảo nguyên xanh mát, tăng hiệu quả thưởng ngoạn.

Giá trị thẩm mỹ của bonsai

Trước đây nhiều người thường hay kén chọn những loài cây quý hiếm có chỉ số sống lâu như tùng, bách, sanh, si, đa, kim quít…để làm kiểng. Nhưng gần đây giới trẻ phóng khoáng hơn, ít quan tâm đến chủng loại mà họ cho có giá trị thực sự của một tác phẩm bonsai là ý nghĩa, tâm hồn, tài năng và sức sáng tạo của nghệ sĩ .



Trong thiên nhiên cây nào cũng đẹp, cũng đáng yêu nhưng dù sao đó cũng là cái đẹp tự nhiên, nếu không có sự nâng niu, cắt lọc từ những bàn tay tài hoa lịch lãm của con người thì cái đẹp đó cũng chỉ là tương đối chứ chưa gọi là hoàn chỉnh. Tuy nhiên trong quá trình đục đẽo, cắt khoét, uốn sửa mà chúng ta can thiệp một cách thô bạo có thể làm cho cây biến dạng thái hoá, kiểu quạ thành “công”, mèo thành “chồn” thì không thể gọi là nghệ thuật. Người xưa thường nói “ người đi nhanh trên cát không để lại dấu vết gì” Người chơi Bonsai cũng như thế, không để lại dấu ấn thô thiển của bàn tay mình trên vết cắt, đục khoét, hoặc tạo ra những đường thô thiển làm cho cây bị dị dạng, gò bó, tàn nhánh trở nên rời rạc, mất hết vẻ thanh thoát.

Cái đẹp thì muôn hình muôn vẻ nhưng con đường tìm tồi cái đẹp thật lắm gian nan. Có cây mới nhìn đã thấy đẹp nhưng cũng có cây mất nhiều thời gian mới khám phá cái sâu lắng vốn dĩ tiềm ẩn từ bên trong. Một tác phẩm Bonsai được gọi là tương đối hoàn thiện là một cây già nua cổ kính, còn giữ nét hoang sơ, đường nét dịu dàng gợi lên được sự rung động mỹ cảm ngay từ lúc đầu. Cụ thể các vết cắt phải liền sẹo, tàn nhánh hài hoà với tổng thể tàn nhánh của cây, trong đó dáng thế của cây là phần quyết định .

Tiếp đến, đó là bộ rễ phải phơi bày trên mặt chậu với đầy vẻ sung mãn và kiêu hãnh. Một bộ rể lý tưởng bao giờ cũng nổi trên mặt giá thể gợi lên sự vững chải và bền bỉ với đất trời. Cây càng già rễ càng trồi lên, tượng trưng cho sự chiến thắng trong cuộc đấu sinh tồn. Vỏ cây có thể lồi lõm, sần sùi nhưng không mang dấu vết chắp nói thô kệch. Vòm cây phải thoáng không được che khuất thân cây, nhất là lá phải nhỏ phù hợp với kích thước của cây và nào cũng xanh tươi nom mơn mởn..

Trong nghệ thuật Bonsai hoa và trái chỉ là yêu tố phụ vì theo quan điểm của người Á Đông đời hoa quá ngắn ngủi so với sự trường tôn vĩnh cữu của Bonsai. Nhiều người gọi Bonsai là những cổ thụ được tiểu hình hoá chiều cao con lại khoảng 10cm tới trên một mét, đặt trong chiếc chậu cạn cân đối hài hoà. Còn tỉ lệ cân xứng với đường kính gốc với chiều cao của cây thương là từ 1/5 đến 1/7. Chúng ta thường chia Bonsai làm nhiều loại như Bonsai mini, kiểng trung, kiểng sân nhưng người nhật lại coi Bonsai như là một nghệ thuật sống nên họ thích chia ra làm nhiều nhóm như Bonsai lá xanh, Bonsai rụng lá, Bonsai bông, Bonsai trái. Giá trị của chậu Bonsai thường bắt nguồn từ thiên nhiên có khi người chơi phải chăm sóc từ 5 đến 10 năm và phải dồn vào đó cả tâm huyết của mình mới có thể tạo ra một sản phẩm vừa ý. Đặc điểm của nghệ thuật Bonsai là tự do phóng khoáng là sự tái tạo thiên nhiên không có sự sao chép và mô phỏng một cách thụ động tuỳ tiện mà không biết lược bỏ các chi tiết rườm rà, chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết, nhất là phải biết tôn trọng một số nguyên tắc chung, đó là qui luật tự nhiên. Chẳng hạng cây càng già tán ngọn càng tròn và các nhành trên cao thường bị xô dạt về phía sau(xuy phong) trái lại cây càng tơ thì đầu càng nhọn biểu hiện cho sự vươn lên đầy ứơc vọng. Cây cảnh thu nhỏ tượng trưng cho cây già lâu năm đứng trơ trụi một mình giữa đất trời bao la, dáng dấp và phong thái cao quí, tiên phong đạo cốt. Đó chính là sự quân bình thiên liêng trong vũ trụ nói lên sự khôn ngoan minh triết của con người.

Như vậy Bonsai là một nghệ thuật -nghệ thuật sống - và nó là kết quả của một quá trình lao động. Từ nhhững cây hoang dã nếu được những bàn tay tài hoa của con người tác động vào, cộng thêm thời gian chăm sóc, giá trị của một cây hoàn chỉnh có thể lên đến vài chục triệu tới vài trăm triệu đồng.

Người chơi Bonsai trước hết phải kiên trì nhẫn nại và phải khôn ngoan và am hiểu cuộc sống của từng chủng loại, đặc biệt là có lòng thương yêu cây cỏ, coi đời sống của cây cỏ như một phần xương thịt của mình. Có như vậy mới thật sự tìm được sự yên tĩnh của tâm hồn trong mối quan hệ ứng xử của con người với thiên nhiên, như nhà văn Sơn Nam đã viết: cây kiểng đóng vai trò như một viên ngọc, cái đỉnh đồng. Nó làm thoả mãn khát vọng đựợc hoà mình vào vạn vật nhưng không đượm màu sắc huyền bí nó chỉ thơ mộng như một bài thơ siêu thoát hiền lành

Sự hài hòa giữa bonsai và chậu cảnh



Ngoài việc biết cách chăm sóc, cần phải lưu ý khi đưa cây cảnh vào chậu cho phù hợp không phải thay đổi để khỏi ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Dưới đây là vài ý nhằm tạo ra sự hài hoà giữ chậu và cây: * Thế Bonsai thẳng đứng, chọn chậu hình chữ nhật hay bầu dục, với bề sâu sắp xỉ bằng đường kính thân cây và bề rộng tương ứng với bóng tán lá rũ xuống.
* Thế Bonsai hơi nghiêng, chọn chậu tròn, vuông, bầu dục hay hình chữ nhật có bề sâu gần bằng đường kính thân cây.
* Thế Bonsai nghiêng, chọn chậu có cạnh thẳng đứng và hơi sâu, nếu có rễ nổi lên mặt đất, chọn chậu hơi rộng một chút để có thế cân bằng và ổn định.
* Thế Bonsai nửa thác đổ, chọn chậu vuông, lục giác, hay tròn có miệng hẹp nhưng sâu.
* Thế Bonsai thác đổ, chọn chậu hẹp và sâu.
* Thế Bonsai gió đùa, chọn chậu tròn hay vuông khá sâu, thường gấp 3-4 lần đường kính thân, và đường kính chậu lại hẹp để cân bằng thẩm mỹ và kiểu dáng.
* Thế Bonsai văn nhân, chọn chậu tròn vuông, lục giác, loe miệng nhỏ hơi sâu, thường lớn hơn đường kính thân cây một chút, như vậy nó phù hợp với dáng cao, mảnh mai của cây.
* Thế Bonsai dáng chổi, chọn chậu nông, rộng, đứng.
* Thế Bonsai hai thân, chọn chậu hình bầu dục, nông
* Thế Bonsai nhiều thân chọn chậu nông, rộng.
* Thế Bonsai lùm bụi, rừng cây, chọn chậu rộng và rất nông hình tròn hay bầu dục.
* Thế Bonsai bè gỗ, chọn chậu rộng và đất nông (như khay).
* Thế Bonsai đá bám, nếu bộ rễ vừa bám đá vừa bám đất thì chọn chậu hơi sâu, nếu bộ rễ chỉ bám đá thì chọn chậu rất nông (như khay) để tảng đá đó lên lớp cát mỏng hay sỏi nhỏ.

Ngoài hình dáng màu sắc của chậu cũng ảnh hưởng lớn đến giá trị thẩm mỹ của cây Bonsai. Các màu sắc thông thường hiện nay của chậu là màu xanh dương, màu lục nhạt, màu nâu, màu đỏ, màu đất nung, màu tím đất... và xu hướng của các nghệ nhân ưa dùng màu tối (màu đục mờ) để tăng vẻ cổ xưa già cỗi của cây Bonsai. Do đó thường chọn màu nâu (giống màu của đất) màu xám (nhã nhặn, phù hợp với việc trưng bày trong nhà). Màu tím, đất đỏ (thổ chu) thích hợp cho các loại cây lá kim: thông, tùng... Chậu trồng Bonsai có hoa thường có màu sắc dối nghịch với màu sắc của hoa, ví dụ như hoa trắng dùng chậu màu nhạt, vàng hay lục, nếu hoa màu đỏ nhạt chọn chậu màu xanh dương đậm hay nhạt, còn hoa vàng nhạt dùng chậu màu lục đậm. Nếu hoa, lá đổi màu đỏ vàng vào mùa thu (ở các tỉnh miền Bắc), chọn chậu màu lục nhạt hay xanh dương đậm, cây có quả sặc sỡ dùng chậu màu tím đất.

Vị trí cây trong chậu và sự hài hòa về kích thước của cây cũng có giá trị lớn để tăng vẻ đẹp của cây Bonsai, giữ cái thế ổn định và nâng cao tính thẩm mỹ cho người thưởng ngoạn. Cây phải thật cân xứng với chậu.

* Đối với cây đơn độc, nếu trồng trong chậu hình chữ nhật hay bầu dục, rộng và nông thì nên trồng cây hơi lệch sang một bên, cách mép chậu về phía bên trái hoặc bên phải khoảng 7/10, tùy theo các cành nhánh, tán cây.
* Nếu trồng ở chậu tròn, vuông hay lục giác, thì trồng cây ở ngay chính giữa, trừ kiểu thác đổ, trồng cây ở gần mép chậu nơi thân cây cong xuống.
* Với thân cây thẳng tán lá tròn đều thì trồng cây hơi lùi về phía sau, thân nghiêng về phía trước.
* Nếu tán cây lệch về một phía thì đặt cây nghiêng về phía dối diện ở khoảng 2/3 chiều dài của chậu.
* Nếu thân cây nghiêng hay cong queo thì thân nghiêng về phía nào, sẽ đặt cây hơi lệch về phía đối diện và hơi nghiêng về phía trước.
* Nếu cây có tán lá lớn lệch về một phía cũng trồng lệch ngược lại như trên
* Nếu với Bonsai có nhiều thân từ một gốc, thì dù chậu kiểu nào, cũng đặt ngay chính giữa
* Cây Bonsai mọc thành khóm hay bụi thì chủ đề chính vẫn ở giữa chậu, các phần phụ có thể rãi đều trên mặt, nhưng hơi nghiêng về phía trước.
* Đối với nhóm cây hay rừng cây, thường số thân cây lẻ nên đặt cây hơi lệch về bên phải hoặc bên trái trong chậu dạng bầu dục.
* Trong nhóm có 3 cây căn bản với đường kính lớn nhất thì cây có thân lớn hơn cả là chủ thể được trồng ở vị trí thích hợp nhất lệch về một phía, cách 1/3 chiều dài cũng như 1/3 chiều rộng. Còn cây lớn thứ 2 là cây phụ được trồng gần với cây chính và gần mép hơn. Cả hai cây này được trồng thẳng đứng. Cây thứ ba là cây hỗ tương được trồng hơi nghiêng 30 độ và cách không đề 2 cây kia, cả 3 làm thành một tam giác không đều nằm gọn trong một tứ giác giữa chậu. Các thân cây còn lại có kích thước nhỏ hơn thì tùy theo vị trí mà xếp đều đặn trên một chậu. Như thế theo quy tắc về phối cảnh có thể bố trí toàn bộ rừng cây lệch về một phía như sau :
o Ba cây theo một tam giác lệch
o Năm cây theo hình thức tam giác kép
o Chín cây theo hình thức tam giác trong lục giác
o Nhiều cây không theo một hình thức nhất định và nếu thiên về một phía thì trồng dày về phía đó
Ngoài vị trí trồng cây trong chậu, kích thước của cây Bonsai cũng phải hài hòa với độ lớn của chậu. Điểm cần lưu ý là chiều cao của cây và bề rộng, dày của tán lá. Thông thường thân cây càng to thì chậu cần phải sâu, rộng. Cây có thân to, mập, nhưng thấp, chậu không cần sâu lắm, để gây ấn tượng mạnh về không gian và cự ly.
Thân cây mảnh mai đường kính nhỏ lại thích hợp với chậu nông miệng rộng, để không làm nặng đè thêm tổng thể. Bề sâu của chậu bằng hay hơi lớn hơn đường kính gốc cây Bonsai. Chiều cao của cây bằng 6 lần bề dày của chậu và chiều dài của chậu lớn xấp xỉ bằng 2/3 chiều cao thân, cũng như bằng 2/3 chiều rộng của tán cây.

Chậu cây không chỉ có nhiệm vụ tôn hết vẻ đẹp của cây Bonsai, mà còn là nơi chứa chất dinh dưỡng tối thiểu cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển. Do đó chậu nhỏ nông chỉ để trồng các cây có tán nhỏ, bộ rễ rất ít phát triển, ngược lại cây có tán lớn, bộ rễ mạnh xum xuê thì cần chậu lớn sâu, vừa tạo thế cân bằng ổng định, vừa có đủ chất dinh dưỡng cho cây sống bình thường. Cây có tán lá càng rộng thì chậu phải có bề mặt lớn, cây có hệ rễ nổi, lan rộng thì cậhu phải sâu để rễ cọc bám chặt, phù trỡ cho rễ nổi ít vững chắc.

Cách Bài Trí Chậu Cây Cảnh Theo Phong Thủy Trong Nhà



Cây Xương Rồng

Theo thuật phong thủy người ta tránh đặt cây xương rồng trong văn phòng hoặc trong nhà. Bởi vì, mặc dù cây xương rồng nở hoa rất đẹp, nhưng chúng vẫn không đủ năng lượng tốt để xua tan những năng lượng xấu do gai xương rồng tỏa ra. Khi đặt trong nhà hoặc văn phòng (thường trên bệ cửa sổ và gờ tường), theo phong thủy, cây xương rồng có nhiều gai nhọn, sắc bén luôn tạo ra những mảng năng lượng xấu, gây bệnh tật, bất hạnh và mất mát.


Chậu cây xương rồng được đặt trong vường, chúng sẽ trở thành môt người bảo vệ đắc lực cho ngôi nhà của bạn.

Nếu bạn là người yêu thích loài cây xương rồng có sức sống mãnh liệt này, thì tốt nhất nên đặt chậu cây ở ngoài cửa nhà hoặc cửa văn phòng. Tại đây xương rồng đóng vai trò như một người bảo vệ. Những gai nhọn của nó có thể xua tan những mảng năng lượng xấu, đầy sát khí từ bên ngoài thâm nhập vào nhà.

Chậu bonsai

Các loại cây bị kiềm hãm sự phát triển để trở nên già cỗi thường không tốt về mặt phong thủy. Mặc dù, hầu hết mọi người đều rất thích trưng bày chậu cây bonsai trong nhà, văn phòng vì chúng có giá trị cao về mặt thẩm mỹ, nhưng theo phong thủy những cây này đem lại ý nghĩa không tốt. Bởi vì nó tượng trưng cho sự cản trở, chậm thăng tiến trong công việc.



Tuy nhiên, nếu bạn là người rất yêu thích cây cảnh và thường dùng nó để trưng bầy trong nhà, văn phòng, tót nhất hãy đặt chậu cây ở hướng Bắc của căn nhà hoặc ngoài vườn vì nơi đó chúng ít gây thiệt hại nhất, tránh đặt ở hướng Đông, Đông Nam (góc Thổ)

Cắm hoa trong nhà
Theo phong thủy, cắm hoa tươi trong phòng khách sẽ tạo ra năng lượng dương tươi mới và rất có ích cho đời sống của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên khi thực hiện điều này bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc của nó. Bạn cần vứt bỏ hoa héo ngay lập tức, bởi vì những hình ảnh héo úa hoặc mục rửa thường tạo ra rất nhiều năng lượng âm. Với lý do tương tự như vậy, bạn không nên cắm hoa khô. Thay vào đó bạn có thể cắm hoa giả có nhiều mầu sắc tươi đẹp. Bởi vì hoa giả tượng trưng cho năng lượng dương và năng lượng sống,còn hoa khô tượng trưng cho năng lượng âm và năng lượng chết.



Năng lượng dương

Bạn có thể sử dụng hoa để tăng cường hoặc làm giản năng lượng dương trong phòng. Theo phong thủy hoa đem lại một ý nghĩa rất tốt trong phòng khách và phòng ăn. Tuy nhiên ,đối với phòng ngủ , bạn không nên cắm hoa ở đó. Tương tự như thế, bạn không nên đặt chậu cây trong phòng ngủ. Bởi vì cây và hoa sẽ mang lại nằng lượng dương dư thừa trong phòng ngủ khiến bạn và những người khác khó ngủ. Tuy nhiên ,hoa tươi có nhiều năng lượng dương tốt cho người bệnh. Vì thế bạn có thể cắm hoa trong phòng ngủ của người bệnh. Hoặc người bệnh vừa mới phục hồi.

Cây kim ngân lượng



Kim ngân lượng có tên khoa học là Ardisia crenata, họ Myrsinaceae. Có khoảng 100 loài mọc hoang dại ở các vùng rừng núi khắp nước ta. Đa số các loài Ardisia là dạng cây bụi, cao 2 - 3m. Nhiều loài trong số đó là vị thuốc quý. Loài đẹp nhất trong số đó được thu thập, thuần hóa và trở thành một loài cây cảnh rất có giá trị. Đó chính là cây Kim ngân lượng, còn có tên là Đại la tán, Bách lượng kim, Châu sa kim) thuộc tiểu mộc, cao từ 0,5 - 2 mét, nhiều cành nhánh. Lá kép mầu xanh lục, dầy, sáng bóng.






Hoa nở từ tháng 4 đến tháng 5, mọc thành chùm,mầu hồng nhạt. Quả chín vào tháng 9-10. Quả tròn, to 7 - 8mm, khi chín màu đỏ tươi, sáng bóng, thòng xuống trông rất đẹp. Kim ngân lượng nếu được cột lên một vài sợi chỉ đó hoặc đồng tiền vàng sẽ trở thành cây phát tài mà ai cũng thích. Do vậy cây trở thành vật trang trí được yêu thích của mỗi nhà vào dịp Lễ Tết



Kim ngân lượng có khả năng chịu bóng nên có thể trang trí nội thất rất tốt. Cây thích hợp để trồng chậu trang trí trên bàn làm việc, kệ tủ phòng khách, những nơi có nhiều ánh sáng đèn hoặc ánh sáng tự nhiên chiếu đến.
Kim ngân lượng ưa đất cát màu mỡ, xốp, thoáng khí, giữ nước và có tính axit. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển là 15-30oC. Về mùa hè cần chú ý tưới đủ nước cho cây còn mùa đông nên giảm bớt số lần tưới. Để cây phát triển tốt cần bổ sung phân bón kịp thời cho cây bằng các loại phân hữu cơ vi sinh hoặc phân chậm tan.
Về mặt phong thủy, Kim ngân lượng có tác dụng khai vận như sau : phú quý chiêu tài, mừng lễ, tết, thăng chức khai trương. Nơi trang trí thích hợp là nhà ở, phòng họp, khách sạn, nhà hàng, văn phòng. Phương vị khai vận tốt nhất là hướng Đông và hướng Đông bắc.

Monday, 19 November 2012

Chọn giàn hoa leo tường cho nhà thành phố







Trong xu thế đưa thiên nhiên vào nhà, hoa leo được xem là giải pháp hợp lý nhất cho những ngôi nhà phố chật hẹp, là sự lựa chọn lãng mạng, sang trọng cho những biệt thự tại các khu đô thị hiện đại và là góc thôn dã bình yên mà ai cũng muốn nghĩ về khi nhớ quê.

Những giàn hoa leo đôi khi được tạo nên chỉ nhờ dải dây điện dắt ngang, từ chiếc cọc ai đó vô tình cắm xuống đất hay bám trên bức tường rào quanh nhà.

Nhưng cũng chính bởi cái sự "dễ sống" đó mà cây và hoa bỗng dưng chiếm được cảm tình của những người yêu thiên nhiên mà thiếu thời gian và cần tiết kiệm diện tích cho không gian trong hoặc quanh nhà.





Không đơn thuần là "cái dậu mùng tơi xanh rờn" cũng chẳng còn đơn giản là mấy rặng dâm bụt trổ hoa chắn bụi cho những ngôi nhà gần đường lớn, cây và hoa leo giờ có vô vàn loại với rất nhiều cái tên ấn tượng.

Người ta thậm chí còn phân loại cây leo chơi lá như vạn liên thanh lá to, lá có sọc xanh trắng, muống nhật , trầu bà leo và cây leo chơi hoa như hồng leo, tigon, bìm bìm, cát đằng, hoa giun, hoa giấy, huỳnh anh hoa vàng, hoa pháo, mai hoàng yến, đăng tiêu, hoa sao, móng rồng, vẩy ốc hay kim ngân.

Người ta trồng cây và hoa leo cũng không chỉ để ngắm cho vui mắt, hoặc để làm đỏm cho một góc tường nhà. Những giàn hoa leo xanh mướt khiến mảnh sân hứng trọn nắng trời để trở nên dịu mát hơn, không gian trong nhà cũng nhờ thế mà dễ chịu hẳn trong những ngày nóng bức. Tỏa từ trên mái, buông rủ qua lan can tới chạm đất, giàn hoa leo có thể biến mảnh sân nhỏ trở thành góc lãng mạng nhất của ngôi nhà.

Thêm bộ bàn ghế mây, tách cà phê, ngắm những chùm hoa như mấy chiếc chuông tí xíu buông rủ và hít hà mùi hương dịu nhẹ đang lan tỏa, bạn sẽ có cảm giác như đang ở một nơi thật xa với sự ồn ã, bụi bặm ngoài kia.


Giới kiến trúc nội thất thường xem cây hoa leo là biện pháp hiệu quả cao trong việc xử lý các góc chết của ngôi nhà. Những mảng tường cứng nhắc, những góc nhà thô ráp vô cảm bỗng mềm mại đến kỳ lạ nhờ giàn hoa leo lá nhỏ và hoa nhỏ.

Cầu kỳ hơn bạn có thể trồng hoa leo trên bức tường bao quanh nhà, thậm chí là tạo nên những đường ziczac hay các ô vuông bằng hoa trên "tấm toan" từ gạch, cát và xi măng ấy. Công phu đấy, tốn thời gian đấy nhưng chắc chắn, khi bức tranh với những "đường diềm hoa leo" được vẽ lên, bạn sẽ thấy rõ ràng mình xứng đáng được tận hưởng những gì đẹp nhất mà thiên nhiên ban tặng.

Trồng và chăm sóc cây hoa leo

Với những nơi có diện tích nhỏ như cột cổng hay một khoảng vách, nên trồng các loại cây leo buông rủ mềm mại như vạn liên thanh lá nhỏ, bìm bìm, hoa giun, hoa sao, vảy ốc. Hoa giun, mai hoàng yến, ti gôn, bìm bìm rất phù hợp trang trí vòm cổng.

Muốn chơi cây leo quanh năm, bạn có thể chọn huỳnh anh hoa vàng, mai hoàng yến, bìm bìm, hoa sao hay hoa móng rồng. Tuy nhiên hoa móng rồng không đẹp lắm, thường được trồng để lấy bóng mát.

Chăm sóc hoa leo cũng tùy loại cây mà có cách chăm sóc riêng nhưng nếu muốn cây có nhiều hoa và đẹp thì nên trồng nơi có nhiều nắng, khi hoa nở thì hạn chế bón phân đạm để không cản trở việc ra hoa. Cây hơi cằn thường cho nhiều hoa, màu sắc đậm và đẹp hơn cây được chăm sóc quá mức.

Tránh trồng cây leo ở nơi có quá nhiều cây cũng như những vật có thể chắn sáng. Nên thường xuyên nhặt lá vàng hoặc lá, cành khô để tạo diện tích cho cây leo. Lá vàng, úa cũng gây mất thẩm mỹ cho giàn leo và là nơi vi khuẩn gây bệnh phát triển. Với những cành lá không theo hình dạng hoặc rối thì nên cắt tỉa, để tập trung cho những dây to khỏe có điều kiện phát triển.

Hoa leo thưòng rậm rạp, có thể trồng trước cửa nhà lấy bóng mát, nhưng nếu quá nhiều sẽ tạo cho căn nhà có cảm giác tối, âm u. Theo thuật phong thủy, cây trồng trước nhà là cây phải có hoa, lá tươi tắn không được ủ rũ, lá không có hình kim, cũng không được dày quá (không che phủ, âm u phía trước nhà.) Cây cối tốt nhất là có màu xanh và hoa có màu sặc sỡ.

Trang trí bằng hoa leo

Hoa móng rồng: Thường được cho leo tường, nóc cổng hoặc ban công và cũng có thể làm giàn. Loại cây hoa leo này không ưa đất sũng nước và cần nhiều ánh sáng. Hoa móng rồng có thể được nhân giống bằng cách lấy hạt của quả chín và đem gieo ngay.




Hoa chùm ớt: Loại cây này cho hoa chùm rủ xuống như chùm ớt chín. Nó có thể chịu những địa điểm cớm nắng và ẩm ướt. Hoa chùm ớt đẹp vào đầu xuân và suốt mùa hè, mùa thu. Bạn có thể trồng bằng cách giâm cành.





Hoa thiên lý: Nở thành chùm vào mùa hè và toả hương thơm dịu nhẹ vào đêm và sáng sớm. Thiên lý cũng là loại cây leo ưa ánh sáng và đất tốt, thường được làm giàn leo trước nhà hay leo trên ban công. Bạn có thể trồng hoa thiên lý bằng cách cắt các đoạn thân to dài 30 - 35cm và đem giâm vào mùa xuân.



Hoa Kim Ngân: Được trồng để leo giàn hoặc leo ban công. Hoa Kim Ngân mang mùi hương dễ chịu, ưa khô ráo, có thể trồng ở những vị trí cớm nắng. Loại hoa leo này nở đẹp vào mùa hè, có thể nhân giống bằng cách giâm cành vào mùa xuân hoặc mùa thu.


Hoa giun: Sở dĩ gọi là hoa giun vì quả của nó được dùng làm thuốc trị chứng giun đũa. Cây giun xanh tốt quanh năm, hoa đỏ thẫm và mang mùi hương rất nhẹ nhàng. Loại này không kén đất nhưng ưa ánh sáng và không chịu được úng ngập.




Hoa tigon: Cho hoa quanh năm nhưng rộ nhất vào mùa hè và thu. Tigon cần được leo trên giàn thưa vì thân leo chằng chịt và phát triển rất khoẻ. Nó cũng không kén đất, không cần nhiều nước, thích hợp trồng trên cao như sân thượng để lấy cảnh đẹp và bóng mát. Bạn có thể trồng tigon bằng cách gieo hạt hoặc bứng cây con từ gốc cây mẹ.

Hàng rào cho khu vườn



Bạn có thể biến khu vực hàng rào vườn thành nơi vui thú với thiên nhiên, bằng cách treo thêm những chậu hoa cây cảnh, thậm chí tạo cả một chiếc bể nhỏ để nuôi cá. Việc tạo các mảng trang trí trên tường sẽ giúp bạn tiết kiệm được không gian, thích hợp với những khu vườn có diện tích nhỏ hẹp.


3. Chiếc gương phản chiếu sinh động:







Một cách đơn giản khác để làm sống động cho khu vườn là việc trang trí những bình gốm hoặc chậu nước cạnh những khóm hoa. Giống như những chiếc gương phản chiếu, chúng sẽ giúp khu vườn thêm sinh động.


4. Điểm nhấn ấn tượng





Việc bố trí thêm một bộ bàn ghế nhỏ giữa khu vườn làm nơi uống trà, nghỉ ngơi hay đọc sách báo lý tưởng sẽ giúp bạn hòa mình vào với thiên nhiên.

Ở khu vườn này, một bộ bàn ghế màu đỏ nổi bật giữa sắc xanh của cây cối hoa lá thật sự là điểm nhấn ấn tượng cho không gian.


5. Sử dụng cây tán nhỏ







Những loại cây tán cao và rộng sẽ khiến ngôi nhà bị che khuất nhưng việc trồng những cây tán cây thấp không chỉ đem thiên nhiên đến không gian sống nhà bạn mà còn có tác dụng tiết kiệm không gian.



6. Hàng rào cây








Bạn cũng có thể tô điểm cho hàng rào quanh sân vườn bằng cách trồng cây và dây leo theo các mặt đứng. Việc trang trí hàng rào theo kiểu này vừa tận dụng không gian vừa tạo được các mảng xanh đa dạng cho ngôi nhà.



7. Vườn treo









Hãy biến khuôn viên vườn xung quanh nhà bạn thành một bức tranh đa màu sắc và là nơi nghỉ ngơi thưởng ngoạn thiên nhiên lý tưởng.

Cách bài trí khu vườn của chủ nhân trên được chia thành 3 cấp độ với những màu sắc sặc sỡ khác nhau của hoa cũng là cách thức trang trí tận dụng mọi khoảng không sẳn có.



8. Cổ điển và hiện đại










Không cần phải quá cầu kỳ, một chiếc hàng rào bằng tre được thiết kế khá lạ mắt như kiểu bện chặt thế này cũng mang lại vẻ đẹp vừa hiện đại vừa cổ kính, tao nhã cho khu vườn.

Bên cạnh đó, một chiếc sân sạch sẽ cũng giống như một căn nhà sạch, bạn sẽ có cảm giác sân vườn trở nên rộng rãi hơn.



9. Hàng rào mắt cáo










Bức tường rào mắt cáo là một trong những kiểu thiết kế hàng rào quen thuộc, nhưng trên thực tế chủ nhân của chiếc hàng rào này đã biết cách làm cho nó không trở nên lỗi thời nhờ việc điểm tô xung quanh những chậu hoa và cây cảnh đa màu sắc.

Popular Posts