Sunday, 15 January 2012

Đào, quất lo 'đói' dịp Tết Nguyên đán

Nhộn nhịp dịch vụ cho thuê đào và chụp ảnh

Thay vì đến sắm đào hay quất, tại các vườn đào Nhật Tân, quất Tứ Liên lại nhộn nhịp du khách đến chụp ảnh, tạo dáng hoặc thuê đào chơi Tết.

Nở rộ dịch vụ chụp ảnh, thuê đào

Theo một số người trồng đào, dịch vụ cho thuê đào và chụp ảnh có từ khá lâu rồi, tuy nhiên năm nay “rộ” hơn hẳn. Anh T, chủ một vườn đào cho biết: “Trung bình mỗi ngày có đến vài chục khách đến chụp ảnh, mỗi người giá 10.000 đồng/lượt. Nếu nhóm đông từ 5 người trở lên sẽ được giảm giá”.

Tuy nhiên, việc cho thuê chụp ảnh cũng là bất đắc dĩ, một hộ trồng đào thật thà, do muốn kiếm thêm chút ít tiền tiêu Tết, gia đình chị H cũng cho thuê dịch vụ chụp ảnh, tuy nhiên chị vẫn lo lắng vì sợ khách hàng sẽ chạm vào đào làm đào bị rụng hoa hoặc gẫy cành, ảnh hưởng đến chất lượng của cây đào.

Không chỉ mở dịch vụ cho chụp ảnh, nhiều chủ trồng đào cũng sẵn sàng cho thuê đào chơi Tết. Giá thuê thường rẻ hơn giá mua từ 2 đến 3 lần tùy từng loại. Thông thường những người không có điều kiện kinh tế, hoặc các cơ quan muốn chơi đào lớn vào dịp Tết thì sẽ thuê.

Những cây đào cho thuê thường là loại đào già, lâu năm, thân to, tán rộng. Dịch vụ này ngày càng trở nên phổ biến và hấp dẫn nhiều người hơn.

Anh Hiển (Cầu Giấy) cho biết, cơ quan anh năm nào cũng phải có cây đào lớn trước văn phòng. Mua thì đắt nên anh thấy thuê là tiện và rẻ nhất. Cơ quan chơi Tết xong không phải bỏ đi mà mang lại cho chủ đào, như vậy tiện cả đôi đường.

Còn một số chủ trồng đào cho hay, việc thuê đào thường được giới văn phòng ghé thăm và đặt thuê. Họ thường đặt từ đầu tháng 12 chọn được những cây có thế và tán đẹp, hoa nở vừa, nhiều nụ.

Người mua vắng vẻ


Gần 23 tháng chạp, Tết Nguyên Đán cũng không còn xa, nhưng không ít người trồng đào, quất lo lắng khi khách mua thì ít, khách ghé thăm thì nhiều. Thậm chí, nhiều chủ trồng đào cũng cảnh giác với những người hỏi vui, rồi tranh thủ chụp ảnh làm hỏng đào.

Nhiều vườn đào chỉ lác đác người mua

Nhiều vườn quất vắng hoa khiến khách hàng cũng “ngại” mua

Không ít người trồng quất lo lắng vì quất năm nay hỏng khá nhiều

Bà H bức xúc: “Từ đầu tháng 12 đến giờ dù khách đến vườn đông, nhưng họ chỉ hỏi vu vơ rồi không mua, chụp ảnh nhiều khiến hoa bị hỏng rất bực mình”.

Bác Trọng, chủ một ruộng đào cũng tỏ ra lo lắng, năm nay đào nhà bác cũng nở khá sớm, nếu thời tiết lạnh thì không lo nhiều, nhưng nếu nắng ấm lên hoặc mưa lớn hoa sẽ nhanh rụng khiến đào sẽ bị hỏng, phải bán tháo.

Theo nhiều hộ trồng đào, quất thì năm nay được cho là một năm không có nhiều thuận lợi cho đào, đặc biệt là quất. Nếu như năm ngoái, thời điểm này đào rất được giá dù ít hoa, nở muộn, nhưng khách vẫn đông và chịu mua giá cao. Thì năm nay, đào nở không quá sớm, khá đẹp, giá cũng khá mềm nhưng lại “đói” khách.

Riêng quất, dạo quanh một rừng quất tại Tứ Liên, nhiều hộ trồng quất cho biết năm nay quất cũng bị hỏng nhiều, và đã giảm gần 1/3 cây trồng. Lượng khách vào đặt hàng trước Tết mới chỉ từ 20-30% khiến người bán không khỏi lo lắng.

Bác Tiến băn khoăn: “Năm nay mưa nhiều, vườn quất của tôi hỏng khá nhiều, quả cũng đã chín sớm nhưng lại thiếu hoa, rất nhiều khách chê, khiến vườn quất đến giờ vẫn còn khá ế ẩm”.

Được biết, các loại quất năm nay giá cũng tăng mạnh từ 30%-40%, nên nhiều người tiêu dùng thay vì mua cây quất lớn họ lại lựa chọn những chậu quất nhỏ vừa túi tiền.

Nếu như năm ngoái, quất đào rộn ràng bao nhiêu, thì năm nay dù tết Nguyên Đán rất gần nhưng không khí mua sắm quất, đào của người dân thủ đô vẫn trầm lắng, và báo hiệu một “mùa” âu lo trên gương mặt người nông dân.

Thị trường hoa, cây cảnh Tết: Chưa bao giờ ế ẩm như năm nay!

Người bán hoa than trời: Chưa bao giờ ế ẩm như năm nay!

Khảo sát của phóng viên, trên một số phố chuyên bán hoa, cây cảnh như Hoàng Hoa Thám, Kim Mã, Phạm Hùng, Hoàng Quốc Việt… năm nay, thị trường ho khá phong phú. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại các cửa hàng đang kêu trời vì ế ẩm.

Chị Kiều, chủ một cửa hàng cây cảnh trên đường An Dương Vương (Tây Hồ - HN) than thở, cả ngày chưa đến mươi khách vào mua, hầu hết khách đến chỉ mua những loại cây tiền chục và cao hơn chút là mấy trăm nghìn, còn những cây giá "khủng" hơn như: Chậu cây Địa lan giá từ (10 – 30 triệu), cây Đại lộc có giá (1 triệu – 2 triệu), cây Đại phú gia (700.000 đồng – 1.5 triệu), cây Lam dương (1 triệu – 1.5 triệu), Hải đường (800.000 đồng – 1 triệu)... không hề được khách ngó đến.

Theo chị Trúc - chủ hàng hoa, cây cản ở Thanh Xuân – Hà Nội): “Giờ này năm ngoái tôi còn phải chen chúc nhau để giành hoa đẹp mua về bán, thậm chí có đánh cả ô tô đi mua nhưng năm nay có vẻ trầm lắng hơn".

"Đến thời điểm hiện tại, nhiều chủ cửa hàng cho rằng "chưa có năm nào thị trường hoa ế ẩm như năm nay"

Còn theo đánh giá của chị Thủy, một chủ cửa hàng trên đường Hoàng Hoa Thám: So với năm ngoái năm nay thời tiết khá thuận lợi, hầu hết các loại hoa đều rất đẹp, phong phú. Tuy nhiên, lượng người mua cho đến thời điểm nay vẫn rất ít. Chị Thúy hi vọng, lượng khách sẽ đông vào những ngày giáp Tết mới mong gỡ được vốn.

Tuy thị trường hoa đang rơi vào tình trạng ế ẩm nhưng giá cả vẫn tăng khoảng 20% . Theo giải thích của nhiều chủ cửa hàng hay chủ vườn: Giá cả các mặt hàng như tiền phân bón, tiền vận chuyển, chăm sóc, thuê cửa hàng, địa điểm… đều tăng, nên giá cây cảnh tăng là chuyện dễ thấy.

Là một người gần 10 năm trong nghề, chị Thúy đúc kết được những kinh nghiệm để phòng tránh thị trường hoa khi có sự biến động. Tại cửa hàng chị chỉ có rất ít loại hoa chơi theo mùa, mà phần lớn là các loại cây cảnh như: Tùng La hán, Sung, Đại lộc, Thiết cổ thụ, Lam Dương, Kim tiền, Mai…

Theo chị, nếu nhập các loại hoa chơi theo mùa nếu về bán không được thì coi như mất cả vốn lẫn lãi. Chính vì vậy, cần phải xem xét và khảo sát tình hình trước để tiếp ứng.

Những chậu cây giá "khủng" rất ít người ngó đến, hầu hết khách hàng tập trung vào giá các loại cây cảnh bình dân.

Ngó lơ hàng giá "khủng", hàng bình dân hút khách


Anh Dương Văn Chiến, chủ một cửa hàng cây cảnh trên đường Phạm Hùng: Năm ngoái vào thời điểm này cửa hàng anh Chiến đã bán được 4 đến 5 chậu cây hoa lan với giá trên 10 triệu đồng. Tuy nhiên, năm nay người mua đến hỏi rất ít. Mỗi khi có khách thì họ cũng chỉ đi khảo giá, tham quan chứ không hề trả giá. Hiện tại, cửa hàng anh bán rất chậm, một ngày chỉ được vài ba cây giá bình dân như hoa Trạng Nguyên có giá từ 150.000 đến 350.000 đồng/chậu hoặc hoa cúc, hoa kim ngân lượng có giá từ 100.000 – 200.000 đồng/chậu .

Mặc dù thị trường hoa đang rơi vào tình trạng ế ẩm nhưng giá cả vẫn tăng khoảng 20 - 30% so với năm ngoái

Sự khác biệt của thị trường hoa năm nay so với năm ngoái là có loại hoa Địa Lan rất đẹp. Nhiều chậu lên đến 30- 40 triệu đồng, nhưng vẫn đang nằm chờ khách. Năm nay do kinh tế thị trường khó khăn, nên người dân có vẻ e dè trong việc chơi cây cảnh. Không biết trong vài ngày tới có sự thay đổi gì không, nếu cứ đà này thì tết này lại “đói”, anh Chiến tỏ ra lo lắng.

Theo dự đoán của anh Chiến, có thể năm nay phải đến tận 25 Tết, thị trường hoa bắt đầu mới vào mùa. Nhiều hộ kinh doanh vẫn hy vọng vào những ngày giáp Tết, khi người tiêu dùng có nhiều thời gian đi mua sắm, lựa chọn và thưởng thức Tết sẽ làm cho thị trường hoa, cây cảnh chưng Tết nhộn nhịp hơn

Năm Thìn, cây cảnh hình rồng lên ngôi

Hàng trăm cặp cảnh hình rồng được uốn, ghép từ cây si, đang được hơn 20 hộ dân chuyên tạo hình kiểng tại xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách (Bến Tre) hoàn thiện cho dịp tết Nguyên đán Nhâm Thìn năm nay.

Đa số các sản phẩm này được sản xuất theo đơn đặt hàng, số khác được dành cho việc trưng bày và bán ra cho khách vãng lai.

Trên đoạn đường dài gần 1 km thuộc Quốc lộ 57 đi qua huyện Chợ Lách, đủ loại cây cảnh được các cơ sở chuyên sản xuất mặt hàng này trưng bày. Trong đó ngoài hình ảnh những cặp rồng được uốn, ghép khéo léo, còn có hình tượng tứ linh (lân, long, quy, phụng); hình tượng 12 con giáp, cùng hình ảnh đủ loại động vật như hươu cao cổ, voi, sư tử biển, lợn biển, tháp Effel, chùa Một cột, nhà lục giác, bát giác... Tất cả đều phủ một màu xanh ngắt và khiến không ít khách qua đường ngạc nhiên, thích thú.

Nơi có nhiều cây cảnh ở Chợ Lách, Bến Tre là cơ sở Năm Công, do một nghệ nhân uốn, ghép cây cảnh lâu năm và thành công bậc nhất là ông Nguyễn Văn Công làm chủ. Năm nay, cơ sở cung cấp hàng chục cặp rồng cho khách hàng, chủ yếu được đặt trước. Trong đó, có cặp rồng với tổng chiều dài lên đến 108 m (tức 54m mỗi con). Đây là cặp rồng được ghép từ 36 “khúc” với nhau và được 10 thợ lành nghề phải làm liên tục trong vòng 4 tháng.

Cây cảnh hình rồng của cơ sở Năm Công (Ảnh: Pháp luật TPHCM)

Ông Năm Công cho biết, sản phẩm của các cơ sở trong xã được cung cấp khắp nơi trong nước, nhiều nhất tại thành phố Hồ Chí Minh, và các tỉnh miền Đông, Tây Nam bộ. Ngoài cặp rồng dài kỉ lục nêu trên, nhiều khách hàng cũng đặt hàng nhiều sản phẩm độc đáo, đòi hỏi cả sự lành nghề lẫn sáng tạo mới có thể đáp ứng.

Tại thời điểm chúng tôi tham quan, hàng chục người làm đang khẩn trương hoàn thành 2 bộ 12 con giáp khách hàng đặt trước. Bên cạnh tiêu thụ trong nước, sản phẩm ở đây còn được xuất khẩu ra nước ngoài, nhiều nhất làSingapore, Campuchia... Khách hàng Singapore thường gửi hình ảnh những hình thù “độc” như: sư tử, sư tử biển, lợn biển... và nghệ nhân Năm Công lại tự mày mò, đáp ứng.

Có thể nói, hình ảnh những cặp rồng được các nghệ nhân tạo hình tỉ mỉ là một nét đặc trưng độc đáo của làng nghề hoa kiểng Chợ Lách, tỉnh Bến Tre trong dịp tết cổ truyền Nhâm Thìn năm nay

Tưới cây cảnh của bạn là đơn giản?

Hãy nghĩ rằng tưới cây cảnh của bạn là đơn giản?Tưới nước không đúng là việc nguyên nhân chính gây tử vong và gây bệnh cho Bonsai.

Tìm hiểu để tưới nước đúng cho cây của bạn là rất cần thiết cho người mới bắt đầu.

Bonsai, với gần như tất cả các loại cây trồng, đòi hỏi độ ẩm ở gốc rễ của họ để tồn tại.Nếu không có một nguồn liên tục của độ ẩm, cây không thể tiếp tục quá trình cuộc sống của mình, ban đầu làm mất lá, sau đó các chi nhánh và cuối cùng là toàn bộ cây có thể chết.

Không bao giờ nghi ngờ rằng cách nhanh nhất của giết chết một cây cảnh là cho phép các phần liên quan của cây khô hoàn toàn.Và người xưa có câu : nhất nước nhì phân tam cần tứ giống quả ko sai với việc nuôi trồng chăm sóc cây cảnh ? Việc tưới nước đúng cách và đủ đã đảm bảo cho bạn 50% sự thành công , bảo tồn cho cây của chính bạn .

Tưới cây cảnh của bạn đúng là một kỹ năng bản thân và không phải là đơn giản như người ta mong đợi khi lần đầu tiên bắt đầu Người ta thường nói ở Nhật Bản rằng họ phải mất 3 năm để học cách tưới nước một cách chính xác . đôi khi có thể mất ba năm khi nhận ra mình đam mê cây cảnh cho việc tưới nước thuần thục có cả sự trải nghiệm và quán sát cây .

Các tác động căn bản của nước lên cây

Cây dựa vào một dòng chảy liên tục của nước để sống và phát triển.
.
Nước được hấp thụ từ các phân vào gốc rễ của một quá trình được gọi là thẩm thấu, nước sau đó được kéo lên cơ thể của cây và được giải phóng vào khí quyển thông qua các tán lá.Quá trình này cho phép cây phân phối chất dinh dưỡng quan trọng trong cấu trúc của nó.

Tuy nhiên, chúng ta không giữ được nguồn gốc của độ ẩm ở gốc rễ của nó, dòng chảy của nước này bị gián đoạn sẽ dẫn đến các cơ cấu cây một cách nhanh chóng sụp đổ và khô. Lá và chi râm là các khu vực bị ảnh hưởng đầu tiên, tiếp theo là chi nhánh. Cuối cùng thân cây và rễ tự sụp đổ và khô, Ứng dụng của nước tại thời điểm sau này thường quá muộn .

Như đã đề cập, các tác động của nước lên cây qua một quá trình tinh tế hơn nhiều và có thể mất một thời gian tương đối dài thời gian để phát hiện. -nước tạo ra một môi trường cho hệ thống gốc đó là thường xuyên ẩm ướt. Nhưng Rễ cần oxy để "thở" và sự hiện diện của nhiều nước cũng làm giảm khả năng hấp thụ phân bón của không khí. Điều này lại gây ra gây hại đến rễ con phát triển nghẹt thở và chết.
.
điều này cũng dẫn tới Ảnh hưởng ngay lập tức cho cây là mất sinh lực các bộ phận của hệ thống rễ của nó không thể phát triển .Đáng lo ngại hơn, các rễ chết bắt đầu thối và vi khuẩn sinh ra và phát triển mạnh từ đây , lây lan khắp các hệ thống rễ .Tán lá trên cây sẽ bắt đầu vàng và thả , chi nhánh nhỏ hơn sẽ bị quắt lại và làm cho cây chết

Bao lâu bạn nên tưới nước ?

Như đã được thảo luận, điều quan trọng để tránh những ảnh hưởng của nước- Vì vậy, làm thế nào để bạn tưới nước một cây cảnh chính xác?

Thứ nhất,cây khác nhau có yêu cầu nước khác nhau

Thứ hai không bao giờ nước để thường xuyên ngâm cây

Thứ ba Thời gian chính xác để nước là khi cm trên cùng của bề mặt đã bắt đầu khô. Với quan sát thường xuyên của các cây của bạn trên cơ sở hàng ngày, bạn sẽ có thể áp dụng nước khi nó thực sự là cần thiết. Cho phép phần bề mặt để khô một chút sẽ đảm bảo rằng cây ko úng nước , thối rễ

Thứ tư không có lý do để tưới cây của bạn trong thời gian buổi tối; cố gắng làm cho thời gian tưới nước chính của bạn vào buổi sáng để cây cảnh của bạn cũng như việc tưới nước trước sức nóng của ngày

thứ năm cây cần được kiểm tra thường xuyên (ít nhất trên một cơ sở hàng ngày), vì vậy nước được yêu cầu cho cây qua quan sát và sau đó ta có thể được tưới nước khi cây thực sự cần nó. Điều này có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ môi trường xung quanh, sức sống thực vật, kích thước nồi và liệu nó có mưa hay không...

Cắt tỉa cây cảnh

Mục đích chính của việc cát tỉa là tạo hình dáng cho cây Bonsai theo ý ta định. Tuy nhiên các biện pháp này cũng có hiệu quả làm giảm sự tăng trưởng của các phần trên mặt đất (khí sinh), nhâm duy trì sự cân bằng với sự tăng trưởng của rễ.

- Ở dáng nguyên liệu mỗi cây đều có một dáng dấp cơ bản của một kiểu Bonsai nào đó, nhưng chưa được rõ nét. Dù là cây thu hái lừ thiên nhiên, hay trồng từ hột, từ cành giâm hay cành chiết, ghép v.v... tất cả đề phải cần cắt tỉa, uốn nắn, sửa chữa để đưa vào một thế kiểng mỹ thuật nào đó.

- Mục đích chính của việc cát tỉa là tạo hình dáng cho cây Bonsai theo ý ta định. Tuy nhiên các biện pháp này cũng có hiệu quả làm giảm sự tăng trưởng của các phần trên mặt đất (khí sinh), nhâm duy trì sự cân bằng với sự tăng trưởng của rễ.

- Khi các nhánh đang tang trưởng bi cát tỉa đi thì sự phát triển của rễ cũng giảm bớt. Ngược lại cắt tỉa bớt rễ thì cũng hạn chế được phần nào sự phát triển của các phần khí sinh.

- Tỷ lệ các phần của cây Bonsai (thân, nhánh, làng lá) phải phù hợp với dáng dấp của cây trong thiên nhiên. Kết quả này chỉ đạt được sau nhiễu lần cắt tỉa, uốn nắn. Tinh thần của Bonsai là chỉ giữ lại những gì cốt yếu mà thôi, nghĩa là một dáng cây đã được hóa cách.

Trong một kỹ thuật trồng cây, đâu có áp dụng việc cát tỉa để khống chế sư tăng trưởng của cây và kiểm soát sự phát triển của nhánh, lá (và đôi khi quả nữa).

- Đối với cây kiểng Bonsai thì cắt tỉa là một công việc thật quan trọng, cần phải duy trì suối đời sống của cây.

Chúng ta phân biệt có hai giai đoạn cắt tỉa
+ Cát tỉa đuợc tạo dáng (hay là đưa vào một thế kiểng Bonsai)
+ Cắt tỉa để tu bổ duy trì dáng (thế)kiểng đã chọn
Hai giai đoạn này cần những dụng cụ rất chuyên biệt phù hợp với các thao tác chính xác.
Một số phương pháp chiết và ghép cành

Khi tạo bonsai bằng phương pháp này đòi hỏi bạn phải lựa chọn những cành không bị sâu hoặc cằn cỗi và một số dụng cụ cần thiết để tiến hành
Chiết cành

Cách làm cũng giống như giâm từ cây non, nhưng chúng ta cắt dài hơn từ 7-10cm và cắt ở mắc cây. Loại bỏ các lá ở phần gốc, nhúng vào hocmon tạo rễ và chuyển đến các chậu khi cây đã có lá non và rễ.

Cách chiết cành hiệu quả nhất là lột một đoạn cành và vùi chúng xuống đất. Nếu cành cây cao hơn mặt đất thì có thể dùng một cái chậu, cắt một đoạn vào cành cây để làm gián đoạn việc cung cấp nhựa cho cành và kích thích phần bị vùi dưới đất ra rễ.

Cách thứ hai là chiết từ một cành có nhiều chồi. Cách này khi thành công sẽ tạo được mảng cây có nhiều gốc cao thấp khác nhau.

Một cách khác nữa là chiết cành trên cây. Chúng ta lột vỏ một đoạn cây vừa ý, dùng rêu ẩm bó xung quanh, cho chất tạo rễ vào và bó lại. Khi cành đâm rễ chúng ta có thể cắt để trồng vào chậu.

* Giâm từ cành cây lớn: Trong tháng 11 chúng ta chọn những cành đâm chồi tốt và có thể trồng được bằng cành, cắt lấy chiều dài khoảng từ 15-25cm. Cũng dùng chất tạo rễ và tưới nước, bón phân khi cây đã phát triển. Thời gian khoảng chừng một tháng trở nên, nếu thời tiết thuận lợi thì cây sẻ đâm nhiều.
* Ghép (chiết)gốc: Dùng gốc cây làm cây được chiết, cành triết phía trên. Nếu biết kết hợp hài hoà chúng ta sẽ được một cây dáng tuyệt đẹp, có bộ gốc như ý. Chúng ta có thể chiết trên phấn gốc, hoặc xem phần dưới cành có dáng đẹp chiết trên gốc và trồng sâu trong đất, như vậy ta sẽ có một bonsai có gốc như đã chọn từ trước với bộ rễ khác.

Tạo hình trong chậu

Để tạo một chậu cảnh mang tính cách thiên nhiên thu nhỏ gồm có cây, đá, nước, cầu, các nghệ nhân phải nắm chắc nghệ thuật tạo hình, kĩ thuật về tạo hình, tiả cành cho cây và nghệ thuật phối cảnh.
Cái tinh tuý của nghệ thuật bonsai là ở chỗ có thể dùng những kĩ thuật đặc sắc để tạo ra một cây cảnh mang dấp cổ thụ cả trăm năm cho nên ngoài vấn đề am hiểu sâu sắc về nghệ thuật tạo hình cho cây mà nghệ nhân cũng phải là những nghệ sĩ biết cách thổi hồn vào cây sao cho người thưởng ngoạn cảm thấy trong chốc lát khi ngắm nhìn bỗng quên đi đây là một cây cảnh mà chỉ thấy hiện lên một thiên nhiên kỳ vĩ, hài hoà, huyền ảo.Tất nhiên nếu chúng ta đơn thuấn muốn có ngay một bốn cảnh thì rất dễ dàng. Một chậu cạn, một thân cây đã uốn sẵn, các vật liệu...lúc nào cũng có thể mua bán cây cảnh non bộ.


Nhưng muốn đạt được một bồn cảnh có hồn, mang một ý nghĩa tượng trưng nào đó mà người sành điệu có thể cảm nhận thì vấn đề không đơn giản. Tất nhiên bạn phải bắt đầu bằng việc quan sát thật tỉ mỉ các loại dáng thật đặc trưng cúa các loại cây ngoài thiên nhiên ...Chỉ có như thế bạn mới có thể tiến hành được việc tạo hình dáng cho cây.
Công cụ: gồm có cưa tay kéo tỉa cành,kéo tỉa lá, dao chiết cành, kìm, búa và cả khoan điện. Ngoài ra còn phải có các bình tưới, bình xịt nước, vật liệu thì cần đất sạch, đá, các loại dây thép để uốn cành.

*Kỹ thuật hạn chế sinh trưởng: Trong nghệ thuật chơi bonsai thì kĩ thậut hạn chế sinh trưởng để biến một cây ngoài thiên nhiên có thế cao từ 15-20m thành vái ba cm là rất quan trong. Do sự sinh trưởng của cây chíng là sự sinh trưởngcủa tế bào cây nên nắm được điều này chúng ta sẽ thành công trong việc tạo ra một cây " tí hon" trong chậu cảnh.
Hai giai đoạn đặc trưng của sự sinh trưởng tế bào là sự phân chia tế bào của giai đoạn giãn của tế bào. Sự phân chia tế bào chỉ xảy ra trong các mô phân sinh còn sự giãn của tế bào là sự tăng kích thước của tế bào và quyết địng đến sự lớn lên của thân cây. Yếu tố ảnh hưởng đến đến việc giãn tế bào là những điều kiện ngoại cảnh như nước, ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng...và sự kích thích của chất sinh trưởng có trong thực vật. Hạn chế sự sinh trưởng của cây, tạo ra cây rất nhỏ so với kích thước bình thường, chính là sử dung các biện pháp nhằm điều khiến quá trình sinh trưởng của tế bào mà hiện nay các nghệ nhân thường dùng là:
*Sử dụng các chất ức chế thực vật
*Sử dung kĩ thuật bón phân và tưới nước để hạn chế sự sinh trưởng: Phân bón và nước là yếu tố quan trong ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây. Kĩ thuật bón thêm vôi (Ca) và ít nước tưới sẽ tạo ra tình trạng khô hạn làm cây sinh trưởng chậm mau già. Ngoài ra phải bón phân lân một cách hợp lí để cành cây vẫn khoẻ, lá vẫn xanh.
Sử dụng biện pháp cắt tỉa cành, lá và rễ để điều chỉnh sự sinh trưởng
*Sử dụng hạn chế sự sinh trưởng bằng cách hạn chế sự chiếu sáng của mặt trời

Mọt hại cây cảnh

Mọt ngũ cốc (mọt nông sản) có thể là các kẻ thù tệ hại nhất của bonsai! Không được thực sự được thấy trên cây, sự hiện diện của họ có thể được xác định bởi vết khía V không đều ở xung quanh các cạnh và trung tâm của lá.

Image

Xa hơn để phá hoại cây cảnh là những ấu trùng của mọt, mà có thể gây ra cái chết thình lình của cây. Mọt trưởng thành dài 8-10mm, màu đen với màu trắng / đánh dấu màu vàng chạy theo chiều dài của các cơ quan của chúng. Mọt không thể bay nhưng là các nhà leo núi tuyệt vời và đôi khi có thể được nhìn thấy trên thân của cây là mọt trưởng thành có thể trù khử dễ dàng nhất bằng cách rung hoặc lay những tán lá mà từ đó chúng có thể bị đánh bạt ra khỏi cây.

Ấu trùng mọt dài xấp xỉ 10mm, màu trắng với một cái "đầu đỏ". Chúng ăn rễ của cây qua mùa đông và mùa xuân chuyển thành con nhộng, 1 con mọt trưởng thành có thể sinh sản lên đến 1.000 trứng trong quá trình cả năm. Trưng mọt hình cầu, màu nâu và ít hơn 1mm đường kính - ta không nên nhầm lẫn với hạt phân bón dạng viên sử dụng cho vườn ươm có kích thước lớn hơn. Ấu trùng mà nở trong những tháng mùa hè ấm áp có thể trưởng thành mọt khi mùa thu. Sự hiện diện của ấu trùng là thường xuyên nhất được xuất hiện vào mùa xuân hoặc khi cây đột nhiên chết vì thiếu rễ!

Ấu trùng mọt chỉ có thể được xử lý hiện nay bằng cách loại bỏ bằng tay hoặc bằng một số lượng nhỏ các hóa chất bán trên thị trường. Co thể nói đến là "ACTELLIC Hóa Sinh"

Cắt tỉa cây cảnh

Mục đích chính của việc cát tỉa là tạo hình dáng cho cây Bonsai theo ý ta định. Tuy nhiên các biện pháp này cũng có hiệu quả làm giảm sự tăng trưởng của các phần trên mặt đất (khí sinh), nhâm duy trì sự cân bằng với sự tăng trưởng của rễ.

- Ở dáng nguyên liệu mỗi cây đều có một dáng dấp cơ bản của một kiểu Bonsai nào đó, nhưng chưa được rõ nét. Dù là cây thu hái lừ thiên nhiên, hay trồng từ hột, từ cành giâm hay cành chiết, ghép v.v... tất cả đề phải cần cắt tỉa, uốn nắn, sửa chữa để đưa vào một thế kiểng mỹ thuật nào đó.

- Mục đích chính của việc cát tỉa là tạo hình dáng cho cây Bonsai theo ý ta định. Tuy nhiên các biện pháp này cũng có hiệu quả làm giảm sự tăng trưởng của các phần trên mặt đất (khí sinh), nhâm duy trì sự cân bằng với sự tăng trưởng của rễ.

- Khi các nhánh đang tang trưởng bi cát tỉa đi thì sự phát triển của rễ cũng giảm bớt. Ngược lại cắt tỉa bớt rễ thì cũng hạn chế được phần nào sự phát triển của các phần khí sinh.

- Tỷ lệ các phần của cây Bonsai (thân, nhánh, làng lá) phải phù hợp với dáng dấp của cây trong thiên nhiên. Kết quả này chỉ đạt được sau nhiễu lần cắt tỉa, uốn nắn. Tinh thần của Bonsai là chỉ giữ lại những gì cốt yếu mà thôi, nghĩa là một dáng cây đã được hóa cách.

Trong một kỹ thuật trồng cây, đâu có áp dụng việc cát tỉa để khống chế sư tăng trưởng của cây và kiểm soát sự phát triển của nhánh, lá (và đôi khi quả nữa).

- Đối với cây kiểng Bonsai thì cắt tỉa là một công việc thật quan trọng, cần phải duy trì suối đời sống của cây.

Chúng ta phân biệt có hai giai đoạn cắt tỉa
+ Cát tỉa đuợc tạo dáng (hay là đưa vào một thế kiểng Bonsai)
+ Cắt tỉa để tu bổ duy trì dáng (thế)kiểng đã chọn
Hai giai đoạn này cần những dụng cụ rất chuyên biệt phù hợp với các thao tác chính xác.
Một số phương pháp chiết và ghép cành

Khi tạo bonsai bằng phương pháp này đòi hỏi bạn phải lựa chọn những cành không bị sâu hoặc cằn cỗi và một số dụng cụ cần thiết để tiến hành
Chiết cành

Cách làm cũng giống như giâm từ cây non, nhưng chúng ta cắt dài hơn từ 7-10cm và cắt ở mắc cây. Loại bỏ các lá ở phần gốc, nhúng vào hocmon tạo rễ và chuyển đến các chậu khi cây đã có lá non và rễ.

Cách chiết cành hiệu quả nhất là lột một đoạn cành và vùi chúng xuống đất. Nếu cành cây cao hơn mặt đất thì có thể dùng một cái chậu, cắt một đoạn vào cành cây để làm gián đoạn việc cung cấp nhựa cho cành và kích thích phần bị vùi dưới đất ra rễ.

Cách thứ hai là chiết từ một cành có nhiều chồi. Cách này khi thành công sẽ tạo được mảng cây có nhiều gốc cao thấp khác nhau.

Một cách khác nữa là chiết cành trên cây. Chúng ta lột vỏ một đoạn cây vừa ý, dùng rêu ẩm bó xung quanh, cho chất tạo rễ vào và bó lại. Khi cành đâm rễ chúng ta có thể cắt để trồng vào chậu.

* Giâm từ cành cây lớn: Trong tháng 11 chúng ta chọn những cành đâm chồi tốt và có thể trồng được bằng cành, cắt lấy chiều dài khoảng từ 15-25cm. Cũng dùng chất tạo rễ và tưới nước, bón phân khi cây đã phát triển. Thời gian khoảng chừng một tháng trở nên, nếu thời tiết thuận lợi thì cây sẻ đâm nhiều.
* Ghép (chiết)gốc: Dùng gốc cây làm cây được chiết, cành triết phía trên. Nếu biết kết hợp hài hoà chúng ta sẽ được một cây dáng tuyệt đẹp, có bộ gốc như ý. Chúng ta có thể chiết trên phấn gốc, hoặc xem phần dưới cành có dáng đẹp chiết trên gốc và trồng sâu trong đất, như vậy ta sẽ có một bonsai có gốc như đã chọn từ trước với bộ rễ khác.

Ký đá cho cây cảnh đã hoàn thiện

Một cây cảnh nghệ thuật đã hoàn chỉnh nếu được ký đá và thả nước thì giá trị sẽ tăng lên rất nhiều so với trồng trên đất. Mặt khác còn có tác dùng kìm hãm sự phải triển của cây, giảm công tưới nước và mãi mãi không cần sang chậu.

Kinh nghiệm tôi đã chuyển từ cây đang trồng trên đất sang cây trồng ký đá thả nước như sau:

  • Nhấc (bứng) cây đang trồng ở chậu đất ra, tranh đứt, dập rễ (nếu đất khô nên tưới chút nước). Sau đó bạn đưa bệ cây lên một tấm bê tông đổ mỏng hoặc dày tùy theo bầu đất của cây to hay nhỏ. Làm sao khi đặt bầu câu cả đá và bê tông không bị gãy. Bầu đất dày quá thì bỏ bớt phần đáy đi. Tiếp đó bạn dùng một que tre lựa khoét những chỗ đất rỗng không có rễ cây rồi chọn những viên đá sao cho vừa chỗ rỗng đó đưa vào bầu cây sao cho hợp lý, nhìn bề ngoài như cây đã bám đá từ lâu năm rồi. Còn xung quanh của bệ cây, bạn chọn những viên đá có hình thù đẹp, xếp kín sau khi xếp xong không nhìn thấy tấm bê tông nữa.
  • Các bạn dùng xi mang gắn tất cả nhwung viên đá quah bệ thành một khối trông như một viên đá liền.
  • Khi xi măng đông kiết, bạn pha màu làm sao cho giống màu đá, dùng chổi lông quét vào những vết xi mang gắn giữa các viên đã cho dồng màu rồi để hai ngày cho xi mang rắn lại.
  • Khênh cả tấm bê tông đó đặt vào bể nước, đặt làm sao khi đổ đầy bể mà nước chỉ chớm đến mặt trên của tấm bê tông (tránh ngập nhiều) để cây không bị úng nước, vì cây đang ở cạn, ngâm nước ngay dễ bị thối rễ. Sau 3 đến 5 tháng rễ cây bám vào đá qua cá khe xuống nước lúc đó bạn ngâm thoải mái cây không bị thối rễ nữa.

Chơi kiểu này các bạn muốn di chuyển cây từ chỗ này sang chỗ khác hoặc thay bể chỉ cần nhác cả tấm bê tông, đơn giản và gọn nhẹ.
Chúc bạn thành công!

Triển lãm cây cảnh chào mừng giải phóng thủ đô 10-10-2011

Triển lãm cây cảnh tại Hà Nội

Cây cảnh Việt - Triển lãm cây cảnh tại bảo tàng Hà Nội vừa diễn ra nhằm kỷ niệm ngày giải phóng Hà Nội 0/10/1954-10/10/2011.

Triển lãm cây cảnh tại Hà Nội

Triển lãm cây cảnh tại Hà Nội

Triển lãm cây cảnh tại Hà Nội

Triển lãm cây cảnh tại Hà Nội

Triển lãm cây cảnh tại Hà Nội

Triển lãm cây cảnh tại Hà Nội

Triển lãm cây cảnh tại Hà Nội

Triển lãm cây cảnh tại Hà Nội

Triển lãm cây cảnh tại Hà Nội

Triển lãm cây cảnh tại Hà Nội

Triển lãm cây cảnh tại Hà Nội

Triển lãm cây cảnh tại Hà Nội

Triển lãm cây cảnh tại Hà Nội

Triển lãm cây cảnh tại Hà Nội

Triển lãm cây cảnh tại Hà Nội

Triển lãm cây cảnh tại Hà Nội

Triển lãm cây cảnh tại Hà Nội

Triển lãm cây cảnh tại Hà Nội

Triển lãm cây cảnh tại Hà Nội

Triển lãm cây cảnh tại Hà Nội

Triển lãm cây cảnh tại Hà Nội

Triển lãm cây cảnh tại Hà Nội

Triển lãm cây cảnh tại Hà Nội

Popular Posts