Wednesday, 11 January 2012

Ba triệu đô??? Không, vô giá!

Chiến thắng Bạch ĐằngCây cảnh Việt Nam - Bộ tác phẩm gồm 5 chiếc thuyền với nhiều kích cỡ khác nhau làm bằng gỗ sao đen mô tả trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 trở thành “hàng độc” tại Triển lãm sinh vật cảnh tại Carnaval Hạ Long 2011. Anh Phạm Đức Thịnh (Giám đốc Công ty CP đầu tư và phát triển sinh vật cảnh Phạm Gia) chủ nhân của bộ tác phẩm mang tên “Chiến thắng Bạch Đằng” cho biết anh mất gần chục năm để sưu tầm và thực hiện tác phẩm này. Để tạo sợi dây lịch sử với Chiến thắng Bạch Đằng năm xưa, anh chọn gỗ sao đen làm thân thuyền.



Chiến thắng Bạch Đằng
Chiến thắng Bạch Đằng
Chiến thắng Bạch Đằng
Theo tư liệu lịch sử mà anh Thịnh nghiên cứu, những năm đầu công nguyên, gỗ sao đen thường được sử dụng làm thuyền đi biển vì càng ngấm nước độ bền của gỗ càng cao. Nhưng loại gỗ này gần như đã tuyệt chủng ở Việt Nam, nên anh đã dùng lũa, tức là phần lõi của cây gỗ, còn tồn tại dưới lòng đất, lòng sông suối từ hàng ngàn năm trước để thay thế. Cả bộ tác phẩm nhằm tái hiện lại Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử. Mỗi chiếc thuyền, mỗi loại cây tựa trên chiếc thuyền ấy lại mang một ý nghĩa khác nhau.
Chiến thắng Bạch Đằng
Chiến thắng Bạch Đằng
Chiến thắng Bạch Đằng
Chiếc thuyền thứ nhất mang tên “Nhị thập bát tú” (28 vì sao tinh tú) là một tấm gỗ dài 9m3, ngang 1m3 trồng 28 cây mai chiếu thủy. Thể hiện trí tuệ của Ngô Quyền nói riêng, nước nam nói chung. Bởi ngày xưa không có dự báo thời tiết, Ngô Quyền đã dựa vào 28 vì sao trên trời để luận giải quy luật trời đất, biết thủy triều lên xuống thế nào để lập kế hoạch tiến công.
Chiến thắng Bạch Đằng
Chiến thắng Bạch Đằng
Trên chiếc thuyền thứ haiNgũ đại thập quốc” (5 thời đại, 10 vương quốc) và chiếc thuyền thứ tư “Ô long tuyền” (Dòng suối đen) trồng tùng La Hán (vạn niên tùng) tượng trưng cho quân Hán. Cả hai chiếc thuyền này được đặt quay đầu về hướng Tây để thể hiện kết cục của người Hán. Chiếc thuyền thứ ba “Cổ tùng sơn” (cây cổ thụ mọc trên núi) thể hiện sự ngang hiên, khí phách của người quân tử. Chiếc thứ năm mang tên “Thạch thụ tương sinh” (những cây cổ thụ sống trên đá) thể hiện khả năng sống mãnh liệt của người Việt. Trên hai chiếc thuyền này được trồng những cây duyên tùng.
Chiến thắng Bạch Đằng
Chiến thắng Bạch Đằng
Ngoài ý tưởng tạo dấu ấn ngàn năm, anh Thịnh còn muốn gửi gắm một triết lý nhân sinh qua bộ tác phẩm này. “Những ai biết tuân theo quy luật của cuộc sống sẽ có tương lai tốt đẹp, thuận lợi. Còn những ai đi ngược lại với nó sẽ nhận được nhân quả tương xứng”, anh Thịnh chia sẻ. Anh Thịnh có thể bán toàn bộ tác phẩm này với giá 3 triệu USD, nếu đối tượng mua là người yêu cây trong nước (không bán ra nước ngoài) hoặc một tổ chức xã hội lớn. Nhưng đối với anh, đây là sản phẩm để đời nên nó vô giá.
Chiến thắng Bạch Đằng
Chiến thắng Bạch Đằng
Theo anh Thịnh, giá của tác phẩm này không phải là vấn đề lớn, cái nổi bật của nó nằm ở tính văn hóa lịch sử và tùy vào cách cảm nhận của từng người chơi cây cảnh. Đúng như một triết gia đã từng nói: “Cái đẹp không ở đôi má hồng của người thiếu nữ mà ở trong mắt của kẻ si tình”. Với anh Thịnh, tác phẩm cây cảnh “Chiến thắng Bạch Đằng” là tác phẩm cây cảnh độc đáo. Sở dĩ anh cho đây là tác phẩm không những độc đáo nhất nước, mà độc đáo nhất thế giới, bởi vì, người chơi cây thường chơi theo ý thích của mình. Người ta tạo dáng cây theo quan niệm cuộc sống. Với tác phẩm của anh, một cuộc chiến vĩ đại đã được tái hiện, vừa mang ý nghĩa biết ơn với tiền nhân, vừa nhắc nhở về một truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc.
Chiến thắng Bạch Đằng
Chiến thắng Bạch Đằng
Chiến thắng Bạch Đằng

No comments:

Post a Comment

Popular Posts