Không ít người trong giới sành chơi cây cảnh coi ông Phạm Văn Vĩnh ở xã Hải Phương, huyện Hải Hậu, Nam Định là “vua” cây cảnh đất Bắc. Vườn cảnh nhà ông được đánh giá là đẹp, đắt giá hơn bất cứ triển lãm cây cảnh nào ở miền Bắc, với số vốn khoảng trăm tỷ đồng.
Thành tỷ phú nhờ... “rửng mỡ”
Một biệt thự ngự giữa đồng xanh, cây xanh, gió xanh và hình như mầu xanh của mái tóc ông chủ Vĩnh thời trai trẻ với bốn năm quân ngũ về quê đã lặn vào cỏ cây, hoa lá trong vườn, để ở tuổi 63 dù khiêm tốn vẫn có quyền đặt cho vườn mình một cái tên ấn tượng “Ngân hàng xanh”. Khu vườn rộng chừng 3.600 m2 của ông toàn những cây cảnh quý, trong đó có khoảng 50 cây giá từ một tỷ đồng mỗi cây trở lên. Vì thế, kiếm cây có đủ bảy tiêu chuẩn (da mốc, thân quái, rễ kiềng, gốc bồ, ngọn chỉ, sẹo liền, cành ngoan) trong vườn ông không khó.
Ông Vĩnh sinh được ba con trai. Cả xóm 4, xã Hải Phương quê ông đều đùa rằng: Ông cám cò, có ba con cò, tam nam ắt sẽ rơi vào mệnh bất phú! Nhìn cơ ngơi bốn bố con ông, không ai nghĩ rằng ông đã có một thời sấp ngửa, ngày đêm vắt kiệt sức mình lo bát cơm, manh áo cho các con sinh nhai, ăn học nên người. Ông thì chỉ nghĩ, làm việc gì để có tiền mà không vi phạm pháp luật là làm.
Thành tỷ phú nhờ... “rửng mỡ”
Một biệt thự ngự giữa đồng xanh, cây xanh, gió xanh và hình như mầu xanh của mái tóc ông chủ Vĩnh thời trai trẻ với bốn năm quân ngũ về quê đã lặn vào cỏ cây, hoa lá trong vườn, để ở tuổi 63 dù khiêm tốn vẫn có quyền đặt cho vườn mình một cái tên ấn tượng “Ngân hàng xanh”. Khu vườn rộng chừng 3.600 m2 của ông toàn những cây cảnh quý, trong đó có khoảng 50 cây giá từ một tỷ đồng mỗi cây trở lên. Vì thế, kiếm cây có đủ bảy tiêu chuẩn (da mốc, thân quái, rễ kiềng, gốc bồ, ngọn chỉ, sẹo liền, cành ngoan) trong vườn ông không khó.
Ông Vĩnh sinh được ba con trai. Cả xóm 4, xã Hải Phương quê ông đều đùa rằng: Ông cám cò, có ba con cò, tam nam ắt sẽ rơi vào mệnh bất phú! Nhìn cơ ngơi bốn bố con ông, không ai nghĩ rằng ông đã có một thời sấp ngửa, ngày đêm vắt kiệt sức mình lo bát cơm, manh áo cho các con sinh nhai, ăn học nên người. Ông thì chỉ nghĩ, làm việc gì để có tiền mà không vi phạm pháp luật là làm.
Ông Vĩnh bên cây cảnh bạc tỷ của mình. Ảnh: Trung Kiên.
Ngay từ thời đánh vật với đường cầy sớm, khuya trên ruộng lúa để thu về hạt lưng, hạt lép đến mò mẫm cần mẫn giới thiệu tận làng gần, xóm xa, bán từng kg cám con cò, ông đã nghĩ đến làm cây cảnh. “Ban đầu, tôi nghĩ mình được đi nhiều địa danh, có nhiều cảnh, cây đẹp nên muốn thu gọn về vườn mình để sau này, khi không còn phải bận rộn lo cái ăn, cái mặc nữa sẽ được thả sức thưởng thức”. Sau đó ít lâu, qua phương tiện thông tin địa chúng, ông được biết ở Nhật Bản, cây cảnh rất được ưa chuộng, giá rất cao. Ông nghĩ, một ngày nào đó, Việt Nam cũng vậy...Ông bùi ngùi kể lại chuyện xưa: “Cách đây hơn 20 năm, nói chơi cây cảnh là người ta cho rằng, chỉ những người thừa của, rửng mỡ mới có tiền ăn chơi xa xỉ. Thấy tôi bòn nhặt từng đồng mua cây, mua gốc, mua cả cái lò gạch trơ xỉ, cỏ mọc nham nhở để trồng cây, ai cũng bảo tôi hâm. Có người ác khẩu còn bảo, ông này không tâm thần mới là chuyện lạ” .
Cây sanh giá 300 cây vàng suýt bị “hóa kiếp”
Nâng chén trà trong vườn đẹp mê mẩn của ông, vừa nghe tiếng chim chuyền cành ríu rít, vừa ngắm bông hoa bạch trà hàm tiếu bên cả trăm chậu địa lan đang nhú ngồng nghênh phong đón Tết mà lòng tôi nhẹ nhõm, thanh thản lạ thường, mặc cho ngoài kia đang lao xao chợ búa. Mộc mạc, chân chất hồn quê, ông cho tôi xem những bức ảnh cây mà ông chụp trước khi chuyển quyền sở hữu cho chủ khác. Ông bảo đó là tác phẩm ông nặng lòng với nó, thỉnh thoảng lại đưa ra ngắm cho đỡ nhớ. “Có cây chuyển “hộ khẩu” rồi mà đêm dậy, giật mình ra ngồi ngẩn ngơ cả tiếng như mất hồn, mất trộm”, ông kể.
Nhớ lại hơn 20 năm trước, khi ông vay vốn ngân hàng lén giấu vợ mua cơ man là gốc, là cây lớn, cây nhỏ, cây nằm, cây ngồi mà ông bảo rằng ông xin được. Sau này do không có tiền trả lãi, cán bộ ngân hàng đến tận nhà đòi lãi, vợ ông mới biết. Khuyên can ông không được, bà lén dội phích nước nóng vào gốc cây sanh to nhất vườn cho nó chết. Không ngờ năm ấy quá rét, nhờ nước nóng ấm rễ nên cây vượt qua sự “khủng bố” nóng nẩy của bà Hồng vợ ông mà trở thành “đại lão, trường sinh” để năm 2005 nó là một trong ba cây ông bán cho bà Lê Hương Vân, cán bộ vải sợi dệt Nam Định với giá 200 cây vàng. Nghe nói, bà Vân hiện bán cho ông Trần Thanh, công ty xi măng Ninh Bình với giá 300 cây vàng chỉ sau hai năm. Năm 2008, ông bán cho ông Phạm Minh Điệp ở Hải Dương 5 cây, thu về gần 6 tỷ đồng và mới đây ông lại bán ba cây thuộc loại bình thường, thu về trên một tỷ đồng.
Nghe tôi hỏi nhỏ “tiền nhiều thế ông tiêu sao hết?”, ông cười thật hiền: “Vườn tôi là cái “ngân hàng xanh” do tôi làm giám đốc, có người bả, nó có số dư khiêm tốn cả trăm tỷ đồng nằm trong cả trăm cây thế già đanh, già đổ trong vườn, càng để càng lãi. Khi rút là có ngay tiền chả cần chữ ký, con dấu phiền hà. Vậy nên, ngoài nuôi ba đứa con học đại học, tôi còn xây ba cơ ngơi bề thế cho con. Anh cả, cán bộ mặt trận huyện. Anh hai cán bộ phòng giáo dục huyện. Anh ba cán bộ toà án huyện. “Ai bảo tôi tam nam bất phú! Năm 2007, tôi mua đất trên Hà Nội 6 tỷ đồng, năm nay đã có người trả 12 tỷ, cây và đất càng để càng lãi sẽ là số tiền dưỡng lão của vợ chồng tôi”.
Hải Hậu đổi đời nhờ cây cảnh
Ông trùm Huân họ PêRô xã Hải Lý (Hải Hậu) không đón tôi vào nhà mà dẫn ra vườn thăm cây cảnh. Ông tâm sự: “Một người làm đủ cho một ngàn người, nhưng một ngàn người không lo được cho một người, đó là nghề làm muối. 5 năm trở lại đây, tôi nhờ vào vườn cây sanh mà hái ra tiền. Thật cứ như nằm mơ giữa ban ngày vậy”.
Không riêng các xã trong đồng nhà nhà sản xuất cây cảnh mà cả 8 xã ven biển dài tói 32 km của huyện Hải Hậu, đi đâu cũng bạt ngàn, lung linh cây cảnh, làng lúa, làng hoa cứ thơi thới trong những ngày giáp Tết. Ông Trung Xứ Thịnh Long có trên 300 cây cảnh ký đá, giá trị vài trăm triệu mà theo ông với 4 khẩu, làm 4 sào ruộng trồng lúa phải mất 25 năm chưa chắc đã có. Ông Hoàng Tiệm xã Hải Tây, nợ ngân hàng gần trăm triệu đồng, sau khi chuyển sang làm nghề cây cảnh đã trả hết nợ và dư ra số vốn trên 500 triệu đồng. Ông Phiếm, xã Hải Minh dù cuộc sống chưa dư dả vẫn giữ cây sanh thế cổ được đánh giá có tuổi cao nhất làng cảnh Nam Định đạt cả bảy tiêu chuẩn. Ông kể: “Một khách ở đất Quảng, gạ đổi lấy ô tô du lịch đang đi trị giá trên một tỷ đồng, nhưng tôi không gật đầu. Cây này làm gì có giá bán”.
Mỗi tờ lịch cuối năm bóc đi, người Hải Hậu bán ra thị trường cả nước không dưới 70 xe ô tô cây cảnh các loại, thu về hàng chục tỷ đồng.
No comments:
Post a Comment