Lâu nay, người yêu cây cảnh nước ta đã từng biết đến bao nhiêu nghệ nhân nổi tiếng với những tác phẩm nghệ thuật của mình trong một số triển lãm Bonsai ở Hà Nội cũng như cả nước.
Để có một vườn cây ấn tượng với người yêu môn nghệ thuật này, có những nghệ nhân phải bỏ ra hàng chục năm trời mới có được "đứa con tinh thần" như mong muốn. Một trong những vườn cảnh ấn tượng của làng cây cảnh nổi tiếng khu vực Phủ Tây Hồ, TP Hà Nội, là vườn cây của ông Vũ Toán, cán bộ hưu ở 20A, ngõ 9, đường Đặng Thai Mai, phường Quảng An.
Trong vườn cảnh của ông Toán có cây Sanh với “thế Phụ tử”, tuổi thọ gần 200 năm. Năm 1875, một ông quan người Nam Định làm việc trong triều đình Huế về hưu. Trước khi lên đường về vui thú điền viên nơi quê nhà, ông được một người bạn tri kỉ tặng cho một cây Sanh nho nhỏ. Hồi đó, cây mới chỉ cao khoảng hơn 2 tấc (50 cm). Vì lòng tri ân với người bạn, ông quyết định đem cây Sanh theo về Nam Định bằng thuyền. Qua đường sông thì cây Sanh lại cùng ông rong ruổi bằng xe ngựa. Cây sanh về đến nhà được ông chăm sóc, tỉa tót rất đẹp. Đến lúc ông mất, ông dặn người con trai phải giữ gìn cây Sanh như một vật kỉ niệm ngàn vàng. Người con nghe lời ông, cũng hết lòng chăm cây chu đáo.
Trong vườn cảnh của ông Toán có cây Sanh với “thế Phụ tử”, tuổi thọ gần 200 năm. Năm 1875, một ông quan người Nam Định làm việc trong triều đình Huế về hưu. Trước khi lên đường về vui thú điền viên nơi quê nhà, ông được một người bạn tri kỉ tặng cho một cây Sanh nho nhỏ. Hồi đó, cây mới chỉ cao khoảng hơn 2 tấc (50 cm). Vì lòng tri ân với người bạn, ông quyết định đem cây Sanh theo về Nam Định bằng thuyền. Qua đường sông thì cây Sanh lại cùng ông rong ruổi bằng xe ngựa. Cây sanh về đến nhà được ông chăm sóc, tỉa tót rất đẹp. Đến lúc ông mất, ông dặn người con trai phải giữ gìn cây Sanh như một vật kỉ niệm ngàn vàng. Người con nghe lời ông, cũng hết lòng chăm cây chu đáo.
Đến thời kì cải cách ruộng đất, cây Sanh được chính quyền địa phương chia cho một bác nông dân. Thật không may cho cây, thời ấy bác nông dân chẳng có thời gian chăm cây nên đã đem cây quý ấy ra bờ ao trồng. Kể từ lúc đó, do không được chăm sóc cẩn thận, rễ cây sanh mọc ra tùm lum nên bị phá thế. Cây Sanh "đành" chơ vơ đứng cạnh bờ ao mấy chục năm liền. Mãi đến đầu thập niên 70 của thế kỉ 20, một người thợ cây cảnh mới tình cờ phát hiện ra cây quý bị bỏ phí bên bờ ao nhà bác nông dân bèn dạm hỏi mua về. Người thợ yêu cây lắm, ông này bắt đầu ra sức tạo thế lại cho cây. Với thế của cây đã sẵn có, chỉ trong vài năm, người thợ cây cảnh đã làm cho cây Sanh có một dáng vẻ mới mẻ nhưng đầy quyến rũ. Rồi đến năm 1980, nhân dịp đón năm mới, người thợ cây cảnh đem giới thiệu cây Sanh cho Tỉnh ủy Nam Định. Cây ở đây được một thời gian, có người bạn đã giới thiệu với ông Vũ Toán.
Từ khi "bắt' được vẻ đẹp của cây sanh thì ông Toán cứ nôn nao muốn tìm cách có cây bằng được. Ngày đó ông còn đang công tác. Cảm được nỗi lòng yêu cây tới mức đam mê, nên người ta đã để lại cho ông mang về Hà Nội với giá 1 cây vàng. Cây Sanh làm bạn tri kỉ với ông Vũ Toán từ ngày ấy đến giờ. Như vậy, ông là đời thứ 5 sở hữu cây Sanh này. Ông chia sẻ: "Cây mua về đã có dáng, thế đẹp… nhưng để giữ dáng cho cây đẹp mãi phải rất cẩn thận và kì công, không dễ dàng gì".
Còn cây Tường Vi, thoạt đầu không ai có thể nghĩ cây này đã có thâm niên hơn 2 thế kỉ. Gốc cây già đến nỗi vỏ đã nhẵn thín và cứng như đá. Tôi thấy lạ quá, sao cái cây nhỏ thế mà sống mấy trăm năm rồi? Hỏi ra mới biết, ông Vũ Toán đã nhờ một người bạn làm xét nghiệm “các - bon C14” để xác định tuổi cho cây. Ông bảo làm thế mới biết chắc được tuổi của cây là bao nhiêu. ông chăm rất kì công, và cũng bỏ khá nhiều thời gian cho nó. Nào là tưới thời điểm nào? Tưới loại phân gì? Trời lạnh trời nóng quá thì phải làm gì?... Khi được hỏi về phân bón và tưới có bí quyết gì không? Ông Vũ Toán không giấu diếm dẫn chúng tôi xem mấy thùng mùn sừng trâu mà ông đã kì công thu gom từ một xưởng mĩ nghệ. Thứ mùn này nếu được ngâm và tưới đúng cách thì giá trị vô cùng với một số loại cây cảnh... Càng nghe ông Toán giải thích, càng thấy nghề chơi lắm công phu quá!
Chiêm ngưỡng vườn cây của ông Vũ Toán, tôi nói đùa: "Có lẽ chỉ có những người đam mê môn nghệ thuật này mới có thể dành thời gian cho cây nhiều đến thế!". ông Vũ Toán cười bảo: "Ông cha ta chả đã có câu: Chơi chim, cá là dưỡng tâm; chơi đồ cổ là dưỡng thần; Chơi cây là dưỡng trí. Tôi cố gắng chăm mấy cái cây coi như khổ luyện cho trí mình minh mẫn đó mà. Ở làng này, có cụ Quyết Bội là nghệ nhân cây cảnh, đã từng vinh dự được chăm cây cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, có mấy chục năm thâm niên trong nghề, thỉnh thoảng có chỉ giáo nên tôi mới có những cây cảnh gọi là tương đối đẹp như vậy”.
Vườn cây cảnh của ông Vũ Toán còn nhiều cây đẹp lắm. Tôi rất thích cây Sơn Tuế. Nghe kể một lần bác đi công tác Thanh Hóa, thấy bên đường người ta để cây Sơn Tuế. Ông liền dừng xe lại hỏi mua. Thực ra thì người bán cây cũng không biết chính xác là cây bao nhiêu tuổi, nhưng ông xem gốc cây có chu vi hơn 2 mét thì đoán ngay cây này đã sống rất lâu trên núi. Vỏ cây xù xì, trong ruột thì lại rỗng. Đúng như các cụ ta thường nói: "Thông tâm thạch". Quý hiếm lắm. Lá cây Sơn Tuế dài hơn hẳn các loại cây Tuế khác, chừng 1,5 mét. Trong khi các cây Tuế khác chỉ khoảng gần 1m và lá thì to hơn chứ không mảnh mai như cây Sơn Tuế này. Mãi cho đến khi cây Sơn Tuế ngự trong khu vườn nhà ông Vũ Toán, các cụ trong làng và những người có kinh nghiệm chơi cây cảnh mới khẳng định cây này dễ có đến 300 năm tuổi. Cây Sơn Tuế có 5 ngọn, tượng trưng cho Ngũ hành. Gốc cây vững chãi nâng niu 5 ngọn cây.
Chúng tôi tới thăm vườn cây cảnh của ông Vũ Toán, lại vỡ ra được bao nhiêu điều thú vị thú chơi cây cảnh. Tôi ước gì, cũng có được cái trí, cái tâm, cái thần để có được niềm vui chăm cây sau mỗi buổi làm việc. "Lạc" vào vườn cây cảnh nhà ông Vũ Toán, tôi mới ngẫm ra ngày xưa, các cụ hay nói "Vui thú điền viên" là vậy.
Từ khi "bắt' được vẻ đẹp của cây sanh thì ông Toán cứ nôn nao muốn tìm cách có cây bằng được. Ngày đó ông còn đang công tác. Cảm được nỗi lòng yêu cây tới mức đam mê, nên người ta đã để lại cho ông mang về Hà Nội với giá 1 cây vàng. Cây Sanh làm bạn tri kỉ với ông Vũ Toán từ ngày ấy đến giờ. Như vậy, ông là đời thứ 5 sở hữu cây Sanh này. Ông chia sẻ: "Cây mua về đã có dáng, thế đẹp… nhưng để giữ dáng cho cây đẹp mãi phải rất cẩn thận và kì công, không dễ dàng gì".
Còn cây Tường Vi, thoạt đầu không ai có thể nghĩ cây này đã có thâm niên hơn 2 thế kỉ. Gốc cây già đến nỗi vỏ đã nhẵn thín và cứng như đá. Tôi thấy lạ quá, sao cái cây nhỏ thế mà sống mấy trăm năm rồi? Hỏi ra mới biết, ông Vũ Toán đã nhờ một người bạn làm xét nghiệm “các - bon C14” để xác định tuổi cho cây. Ông bảo làm thế mới biết chắc được tuổi của cây là bao nhiêu. ông chăm rất kì công, và cũng bỏ khá nhiều thời gian cho nó. Nào là tưới thời điểm nào? Tưới loại phân gì? Trời lạnh trời nóng quá thì phải làm gì?... Khi được hỏi về phân bón và tưới có bí quyết gì không? Ông Vũ Toán không giấu diếm dẫn chúng tôi xem mấy thùng mùn sừng trâu mà ông đã kì công thu gom từ một xưởng mĩ nghệ. Thứ mùn này nếu được ngâm và tưới đúng cách thì giá trị vô cùng với một số loại cây cảnh... Càng nghe ông Toán giải thích, càng thấy nghề chơi lắm công phu quá!
Chiêm ngưỡng vườn cây của ông Vũ Toán, tôi nói đùa: "Có lẽ chỉ có những người đam mê môn nghệ thuật này mới có thể dành thời gian cho cây nhiều đến thế!". ông Vũ Toán cười bảo: "Ông cha ta chả đã có câu: Chơi chim, cá là dưỡng tâm; chơi đồ cổ là dưỡng thần; Chơi cây là dưỡng trí. Tôi cố gắng chăm mấy cái cây coi như khổ luyện cho trí mình minh mẫn đó mà. Ở làng này, có cụ Quyết Bội là nghệ nhân cây cảnh, đã từng vinh dự được chăm cây cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, có mấy chục năm thâm niên trong nghề, thỉnh thoảng có chỉ giáo nên tôi mới có những cây cảnh gọi là tương đối đẹp như vậy”.
Vườn cây cảnh của ông Vũ Toán còn nhiều cây đẹp lắm. Tôi rất thích cây Sơn Tuế. Nghe kể một lần bác đi công tác Thanh Hóa, thấy bên đường người ta để cây Sơn Tuế. Ông liền dừng xe lại hỏi mua. Thực ra thì người bán cây cũng không biết chính xác là cây bao nhiêu tuổi, nhưng ông xem gốc cây có chu vi hơn 2 mét thì đoán ngay cây này đã sống rất lâu trên núi. Vỏ cây xù xì, trong ruột thì lại rỗng. Đúng như các cụ ta thường nói: "Thông tâm thạch". Quý hiếm lắm. Lá cây Sơn Tuế dài hơn hẳn các loại cây Tuế khác, chừng 1,5 mét. Trong khi các cây Tuế khác chỉ khoảng gần 1m và lá thì to hơn chứ không mảnh mai như cây Sơn Tuế này. Mãi cho đến khi cây Sơn Tuế ngự trong khu vườn nhà ông Vũ Toán, các cụ trong làng và những người có kinh nghiệm chơi cây cảnh mới khẳng định cây này dễ có đến 300 năm tuổi. Cây Sơn Tuế có 5 ngọn, tượng trưng cho Ngũ hành. Gốc cây vững chãi nâng niu 5 ngọn cây.
Chúng tôi tới thăm vườn cây cảnh của ông Vũ Toán, lại vỡ ra được bao nhiêu điều thú vị thú chơi cây cảnh. Tôi ước gì, cũng có được cái trí, cái tâm, cái thần để có được niềm vui chăm cây sau mỗi buổi làm việc. "Lạc" vào vườn cây cảnh nhà ông Vũ Toán, tôi mới ngẫm ra ngày xưa, các cụ hay nói "Vui thú điền viên" là vậy.
No comments:
Post a Comment