Anh Hoàng Anh Tiến chăm sóc cây sanh thế cổ trị giá hàng trăm triệu đồng
Nhiều người nói xã Phụng Công, huyện Văn Giang, Hưng Yên là xã tỷ phú. Bởi, xã có 800 hộ trồng cây cảnh thì gần 200 hộ năm nào cũng thu tiền tỷ.
Phụng Công được coi là "thủ phủ" cây cảnh lớn nhất phía Bắc. Từ đầu làng đến cuối xóm, bên những ngôi biệt thự của các ông chủ, cây cảnh mọc lên san sát…
Nhà nhà trồng cây cảnh
Ông Ngô Văn Hưng - Chủ tịch UBND xã Phụng Công khoe: "Phụng Công chỉ còn 4% hộ nghèo. Hộ khá giả chiếm 70%, khoảng 200 hộ có ô tô riêng".
Dẫn chúng tôi thăm các vườn cây cảnh, ông Trần Văn Lợi - Chủ tịch Hội ND xã Phụng Công bảo: "Đi hết các "nhà vườn" phải mất vài ngày, có khi cả tuần. Đi hết thôn Bến, Ngò, Khúc… mới hết một góc nhỏ "khu sinh thái" cây cảnh của xã thôi".
Điểm chúng tôi dừng chân đầu tiên là vườn của anh Hoàng Anh Tiến (thôn Bến) - tỷ phú trẻ có tiếng trong làng cây cảnh. Năm 1999, xuất ngũ, anh Tiến trở về quê làm nông, nhưng cây lúa mất mùa triền miên. Anh thuê người cải tạo ruộng làm vườn. Anh Tiến bảo, ngày đó anh đang là đảng viên dự bị, nên khi có ý định chuyển đổi cây trồng bị phản đối ghê lắm.
"Nhiều người rủa, thằng Tiến trồng cây cảnh mà được ăn, thì cả xã ngồi chơi cũng có ăn. Tôi bỏ ngoài tai, quyết định dành 400m2 để trồng lộc vừng, xanh, hoa trà, hải đường. Lúc đầu chưa có kinh nghiệm, cây chết nhiều; rồi tạo sai thế nên mua mười, bán một mà cũng không ai mua. Đóng "phí ngu" mãi, rồi cũng phải lên tay. Giờ mua cây về, sau vài tháng uốn, tạo dáng bán được gấp đôi, gấp ba số tiền bỏ ra. Hai năm sau, mọi người trong xã thi nhau cải tạo ruộng trồng cây cảnh"- anh Tiến nhớ lại.
Giờ đây, tài sản của anh Tiến là ngôi biệt thự khang trang và một vườn cây gần 1ha, với hàng nghìn cây cảnh, trong đó nhiều cây có giá hàng trăm triệu đồng. Mỗi năm anh thu về từ 1,5 - 2 tỷ đồng.
Nhà nhà trồng cây cảnh
Ông Ngô Văn Hưng - Chủ tịch UBND xã Phụng Công khoe: "Phụng Công chỉ còn 4% hộ nghèo. Hộ khá giả chiếm 70%, khoảng 200 hộ có ô tô riêng".
Dẫn chúng tôi thăm các vườn cây cảnh, ông Trần Văn Lợi - Chủ tịch Hội ND xã Phụng Công bảo: "Đi hết các "nhà vườn" phải mất vài ngày, có khi cả tuần. Đi hết thôn Bến, Ngò, Khúc… mới hết một góc nhỏ "khu sinh thái" cây cảnh của xã thôi".
Điểm chúng tôi dừng chân đầu tiên là vườn của anh Hoàng Anh Tiến (thôn Bến) - tỷ phú trẻ có tiếng trong làng cây cảnh. Năm 1999, xuất ngũ, anh Tiến trở về quê làm nông, nhưng cây lúa mất mùa triền miên. Anh thuê người cải tạo ruộng làm vườn. Anh Tiến bảo, ngày đó anh đang là đảng viên dự bị, nên khi có ý định chuyển đổi cây trồng bị phản đối ghê lắm.
"Nhiều người rủa, thằng Tiến trồng cây cảnh mà được ăn, thì cả xã ngồi chơi cũng có ăn. Tôi bỏ ngoài tai, quyết định dành 400m2 để trồng lộc vừng, xanh, hoa trà, hải đường. Lúc đầu chưa có kinh nghiệm, cây chết nhiều; rồi tạo sai thế nên mua mười, bán một mà cũng không ai mua. Đóng "phí ngu" mãi, rồi cũng phải lên tay. Giờ mua cây về, sau vài tháng uốn, tạo dáng bán được gấp đôi, gấp ba số tiền bỏ ra. Hai năm sau, mọi người trong xã thi nhau cải tạo ruộng trồng cây cảnh"- anh Tiến nhớ lại.
Giờ đây, tài sản của anh Tiến là ngôi biệt thự khang trang và một vườn cây gần 1ha, với hàng nghìn cây cảnh, trong đó nhiều cây có giá hàng trăm triệu đồng. Mỗi năm anh thu về từ 1,5 - 2 tỷ đồng.
Anh Hoàng Anh Tiến chăm sóc cây sanh thế cổ trị giá hàng trăm triệu đồng
Người người thành tỷ phú
Mỗi tỷ phú ở Phụng Công là một câu chuyện về khởi nghiệp và làm giàu. Anh Vũ Văn Chiểu (40 tuổi), ở thôn Bến trước khi thành tỷ phú, đã từng làm đủ nghề để kiếm sống, từ kéo xe thuê, rồi phụ vữa… Năm 1996, anh vào TP.HCM học nghề chạm khắc, nghề vất vả nhưng thu nhập thấp. Năm 2004, anh về quê ăn Tết và giật mình khi thấy nghề trồng cây cảnh đang rất phát triển. Vốn tích cóp được, anh thuê 5 sào ruộng trồng cây cảnh.
"Ban đầu tôi chỉ trồng cây sanh phôi, chứ chưa làm cây thế như bây giờ. Vụ đầu bán cây phôi, lãi 120 triệu đồng, tôi dồn hết tiền mua cây thế. Có lần mua cây sanh 1,2 triệu đồng, sau 3 năm bán được 100 triệu đồng" - anh Chiểu cho hay. Hiện, anh có hơn 1 mẫu cây cảnh, trị giá khoảng 4 tỷ đồng, mỗi năm bán cây thu về gần 1 tỷ đồng.
Tỷ phú trẻ nhất xã là anh Trương Quốc Phiên (29 tuổi), ở thôn Khúc. Gia đình khó khăn, nên học hết cấp 3, anh về… theo đuôi trâu. Vốn yêu cây cảnh từ bé, anh Phiên theo các "bô lão" học cách uốn thế, chiết cành sanh, đa. Anh không ngờ cây cảnh lại giúp gia đình đổi đời. Năm 2002, anh Phiên bán 2 cây sanh được 60 triệu đồng, đúng là "làm chơi ăn thật". Vốn khéo tay và có "duyên" với cây cảnh, nên anh bắt nhịp rất nhanh. Đến nay, anh đã có 10 sào cây cảnh, một biệt thự và chiếc xe "bốn bánh".
Còn anh Phạm Đào Huy (36 tuổi) ở thôn Đại, khởi nghiệp trồng phong lan chỉ với 10 triệu đồng vay Ngân hàng Chính sách xã hội. Trước, anh Huy buôn hoa tươi và trồng cà pháo. Thấy hoa lan bán được giá, anh vào Đà Lạt học trồng hoa lan. Khi có lưng vốn kỹ thuật, anh phá vườn cà trồng hoa lan.
Anh Huy kể: "Lúc phá cà, vợ tôi cằn nhằn mãi: Cà ế còn muối ăn dần, chứ trồng hoa ngửi có no đâu, đun thì khói. Khi những giỏ lan ra hoa, giá trăm nghìn/giỏ, gấp chục lần trồng cà, vợ tôi mới vui cười". Hiện, mỗi năm Huy cung cấp cho thị trường khoảng 10.000 giỏ lan, thu về khoảng 1 tỷ đồng. Ngôi nhà khang trang của anh càng đẹp hơn, bởi nó được hàng trăm giò lan tô điểm...
"Ban đầu tôi chỉ trồng cây sanh phôi, chứ chưa làm cây thế như bây giờ. Vụ đầu bán cây phôi, lãi 120 triệu đồng, tôi dồn hết tiền mua cây thế. Có lần mua cây sanh 1,2 triệu đồng, sau 3 năm bán được 100 triệu đồng" - anh Chiểu cho hay. Hiện, anh có hơn 1 mẫu cây cảnh, trị giá khoảng 4 tỷ đồng, mỗi năm bán cây thu về gần 1 tỷ đồng.
Tỷ phú trẻ nhất xã là anh Trương Quốc Phiên (29 tuổi), ở thôn Khúc. Gia đình khó khăn, nên học hết cấp 3, anh về… theo đuôi trâu. Vốn yêu cây cảnh từ bé, anh Phiên theo các "bô lão" học cách uốn thế, chiết cành sanh, đa. Anh không ngờ cây cảnh lại giúp gia đình đổi đời. Năm 2002, anh Phiên bán 2 cây sanh được 60 triệu đồng, đúng là "làm chơi ăn thật". Vốn khéo tay và có "duyên" với cây cảnh, nên anh bắt nhịp rất nhanh. Đến nay, anh đã có 10 sào cây cảnh, một biệt thự và chiếc xe "bốn bánh".
Còn anh Phạm Đào Huy (36 tuổi) ở thôn Đại, khởi nghiệp trồng phong lan chỉ với 10 triệu đồng vay Ngân hàng Chính sách xã hội. Trước, anh Huy buôn hoa tươi và trồng cà pháo. Thấy hoa lan bán được giá, anh vào Đà Lạt học trồng hoa lan. Khi có lưng vốn kỹ thuật, anh phá vườn cà trồng hoa lan.
Anh Huy kể: "Lúc phá cà, vợ tôi cằn nhằn mãi: Cà ế còn muối ăn dần, chứ trồng hoa ngửi có no đâu, đun thì khói. Khi những giỏ lan ra hoa, giá trăm nghìn/giỏ, gấp chục lần trồng cà, vợ tôi mới vui cười". Hiện, mỗi năm Huy cung cấp cho thị trường khoảng 10.000 giỏ lan, thu về khoảng 1 tỷ đồng. Ngôi nhà khang trang của anh càng đẹp hơn, bởi nó được hàng trăm giò lan tô điểm...
No comments:
Post a Comment